Có thể bạn chưa biết chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019 tổng số vụ cháy rừng của nước ta là 156 vụ, với diện tích rừng bị cháy 930 ha, tăng hơn 4 lần so với năm 2018.
Chúng ta cũng đã và đang bước vào mùa hè năm 2020, thời tiết nắng nóng hanh khô, nắng nóng, nguy cơ cháy rừng tăng cao.
Một trong những hậu quả mà cháy rừng gây nên đó là Ô nhiễm không khí. Khói bụi bay vào không khí khiến cho vùng trời xung quanh bao trùm trong khói bụi bẩn. Không chỉ vùng rừng và lân cận bị ảnh hưởng, mỗi người dân đều có thể là nạn nhân của ô nhiễm không khí do cháy rừng. Khí thải từ các đám cháy rừng có thể di chuyển khoảng cách lớn và tạo ra các tác động có hại ở xa vị trí cháy. Phát thải cháy rừng bao gồm: Bụi, Carbon dioxit (CO2), các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs)
Điểm qua một số sự kiện ô nhiễm không khí diện rộng do cháy rừng:
- Ngày 20/9/2019 Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam ngập trong sương mù và khói bụi, chỉ số chất lượng không khí tăng cao bất thường. Điều này được cho là do cháy rừng tại Indonesia. Ở Indonesia, nạn đốt phá rừng lấy đất sản xuất dầu cọ gây ra hàng nghìn đám cháy trên đảo Borneo và Sumatra, tạo những đám mây khói bụi dày đặc, làm hàng trăm nghìn người đổ bệnh, trường học phải đóng cửa và hàng không bị gián đoạn, sau khi chay một tuần gần 900.000 người dân nước này bị nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do ảnh hưởng của khói mù từ các vụ cháy rừng. Theo hãng tin Kyodo, khói mù đã ảnh hưởng đến chất lượng không khí không chỉ ở Indonesia mà cả ở Malaysia, Singapore, Thái Lan và Philippines.
- Ngày 19/12, New South Wales, bang đông dân nhất của Australia tuyên bố tình trạng khẩn cấp lần thứ hai chỉ trong hai tháng vì nhiệt độ cực đại và gió mạnh gây ra hơn 100 vụ cháy rừng, trong đó có 3 vụ lớn xảy ra ở Sydney.
- Chỉ tính riêng vụ cháy rừng vừa qua ở Úc, vào ngày 2/1, thủ đô Caberra đạt chất lượng không khí xấu kỷ lục, PM2.5 vượt mức 200 µg/m3. Tháng 12/2019, Sydney cũng ghi nhận chất lượng không khí xấu nhất từng có với lượng PM2.5 đạt gần ngưỡng 400µg/m3. Với tình trạng không khí như vậy sức khỏe của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, riêng tại bang New South Wales, chỉ trong ngày 1/1, số ca bệnh hen suyễn đã tăng lên 25%. Vậy thử nghĩ trên quy mô toàn cầu khi các vụ cháy rừng trong năm 2019 vừa rồi đạt con số kỉ lục thì tình trạng còn tồi tệ đến mức nào.
Theo Thế hệ xanh
Để lại bình luận