Ủy ban châu Âu cho biết hầu hết các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) có nguy cơ bỏ lỡ các mục tiêu giảm ô nhiễm không khí gây hại cho sức khỏe trong cả năm 2020 và 2030.

Trong báo cáo đầu tiên về tiến trình hướng đến các mục tiêu giảm ô nhiễm không khí của các nước EU, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết các quốc gia thành viên cần tăng cường nỗ lực để giải quyết tình trạng 400.000 ca tử vong sớm ước tính một năm ở EU do tiếp xúc với không khí ô nhiễm.

“Dựa trên các chính sách hiện tại, 10 trong số 27 quốc gia thành viên EU sẽ đáp ứng mục tiêu giảm ô nhiễm không khí năm 2020 của họ, trong khi chỉ có 4 nước – Croatia, Síp, Hà Lan và Phần Lan – sẽ đạt được mục tiêu năm 2030”, EC cho biết.

Báo cáo này dựa trên các dự báo phát thải của các nước được đệ trình lên Ủy ban vào năm ngoái.

Khủng hoảng ô nhiễm không khí ở châu Âu đã ngày càng nghiêm trọng hơn do đại dịch COVID-19, với các nhà nghiên cứu cho rằng việc tiếp xúc lâu với không khí ô nhiễm có thể gây ra bệnh tiểu đường, bệnh phổi và ung thư – tất cả các tình trạng làm tăng nguy cơ tử vong cho bệnh nhân COVID-19.

Mức độ ô nhiễm không khí đã giảm mạnh trên khắp châu Âu vào tháng 3, khi COVID-19 khiến các quốc gia cấm các phương tiện giao thông đường bộ và giảm thiểu hoạt động tại các nhà máy phát thải khí.

Tuy nhiên, nghiên cứu trong tuần này của Trung tâm Nghiên cứu Không khí sạch và Năng lượng (CREA) có trụ sở tại Helsinki (Phần Lan) cho thấy nồng độ nitơ dioxide đang tăng mạnh ở các thành phố bao gồm Paris (Pháp), Oslo (Na Uy) và Budapest (Hungary) khi các nền kinh tế mở cửa trở lại và lo ngại về virus corona khiến mọi người sử dụng ô tô thay vì phương tiện giao thông công cộng.

EU đặt ra các mục tiêu giảm phát thải quốc gia trong đó đề cập đến 5 chất gây ô nhiễm không khí gây ra thiệt hại cho sức khỏe con người và môi trường gồm: sulfur dioxide, oxit nitơ, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi phi kim, amoniac và chất dạng hạt (bụi PM2.5).

Chất gây ô nhiễm lớn nhất là amoniac, phần lớn được thải ra từ việc rải phân và sử dụng phân bón trong nông nghiệp.

Các kế hoạch được EC đề xuất vào tháng trước nhằm cắt giảm 20% lượng phân bón sử dụng của EU vào năm 2030 có thể giúp các nước hướng tới việc cắt giảm khí thải ammoniac, nhưng cũng cần các biện pháp quốc gia cứng rắn hơn.

Tổng hợp từ Reuters 

 

Để lại bình luận

xvideosgostosa coheteporno xxx neti XXX porno xxx video sesso xxx ไทย porno hindi porn