Để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí, ngoài việc chỉ ra nguyên nhân và thực hiện các giải pháp, Hà Nội không ngừng chú trọng đến năng lực quan trắc không khí. Hiện nay, Hà Nội đang là đơn vị đi đầu trong cả nước về thiết lập hệ thống quan trắc chất lượng môi trường đồng bộ, hiện đại, công bố công khai dữ liệu quan trắc môi trường phục vụ nhu cầu theo dõi của người dân và du khách quốc tế.

Dẫn đầu về đầu tư hệ thống quan trắc

Từ tháng 12/2016, TP Hà Nội đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (TN&MT) đã đưa vào vận hành 10 trạm quan trắc không khí tự động (2 trạm cố định, 8 trạm cảm biến) do Tập đoàn Vingroup tài trợ. Tháng 7/2019, tiếp nhận dữ liệu quan trắc từ trạm quan trắc cố định đặt tại Đại sứ quán Pháp. Tháng 5/2020, tiếp nhận 24 trạm quan trắc không khí cảm biến do Công ty TNHH Phát triển THT tài trợ.

Đến tháng 10/2020, Sở TN&MT đã quản lý vận hành ổn định, liên tục hệ thống 35 trạm quan trắc không khí tự động. Đồng thời, đang triển khai dự án đầu tư 15 trạm quan trắc môi trường không khí cố định, tích hợp 3 thiết bị quan trắc phóng xạ; 5 trạm quan trắc môi trường nước, tích hợp 1 thiết bị quan trắc phóng xạ trên trạm quan trắc nước mặt tự động cố định và 6 trạm quan trắc nước dưới đất; hoàn thiện mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn Thành phố trong năm 2021.

Để tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân về tác hại, các hành vi gây ô nhiễm không khí và các biện pháp phòng ngừa, ứng phó cũng như cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn Thành phố, Sở TN&MT liên tục tổng hợp, gửi thông tin chất lượng không khí hàng ngày tới các cơ quan báo chí, truyền hình để đưa các bản tin môi trường không khí trên các phương tiện truyền thông đại chúng, kịp thời khuyến cáo tới người dân các biện pháp bảo vệ, phòng ngừa trong điều kiện chỉ số chất lượng không khí AQI có ảnh hướng tới sức khỏe.

Triển khai 19 giải pháp

Trên cơ sở tổng hợp, xử lý chuỗi dữ liệu từ hệ thống quan trắc tự động liên tục, Sở TN&MT đã tham mưu xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm không khí.

Một trạm quan trắc chất lượng không khí tự động liên tục của Hà Nội.

Theo đó, nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm không khí là do: Khí xả thải từ các phương tiện gioa thông; hoạt động đun bếp than tổ ong trong sinh hoạt; đốt rơm rạ, rác sau thu hoạch; hoạt động xây dựng, phá dỡ công trình cũ; vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải; Khói bụi từ các cơ sở sản xuất trên địa bàn Thành phố và một số tỉnh lân cận; đặc điểm địa hình và khí hậu cực đoan cộng với hiệu ứng đô thị có tác động tiêu cực đến chất lượng không khí tại Hà Nội.

Để cải thiện môi trường không khí trên địa bàn TP Hà Nội, đến nay, TP Hà Nội đã và đang triển khai 19 giải pháp tổng thể:

  • Tiến hành tưới nước rửa đường trong những ngày thời tiết hanh khô để giảm nồng độ bụi phát sinh.
  • Ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 30/10/2019 về thay thế và loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than tổ ong làm nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trên địa bàn TP và Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 25/12/2019 về các biện pháp khắc phục, hạn chế ô nhiễm, cải thiện chỉ số chất lượng không khí trên địa bàn TP.
  • Thành phố đã hoàn thành kế hoạch trồng hơn 1.000.000 cây xanh và tiếp tục trồng bổ sung thêm 600.000 cây xanh trong giai đoạn 2019 – 2020;
  • Tăng cường cơ giới xe quét, hút bụi trong công tác vệ sinh môi trường;
  • Quản lý, thắt chặt việc thực hiện che chắn công trình khi phá dỡ, xây dựng; tăng cường kiểm tra, xử lý xe vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải xây dựng, rác thải không đảm bảo che chắn, gây phát sinh ô nhiễm;
  • Triển khai chiến dịch “Cánh đồng không đốt rơm rạ”; Ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 18-9-2020 về việc tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động đốt rơm rạ, các phụ phẩm cây trồng và chất thải khác không đúng quy định nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
  • Triển khai đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 – 2020 tầm nhìn 2030”…

Trong thời gian tới, Sở TN&MT Hà Nội sẽ tiếp tục nghiên cứu đưa vào ứng dụng mô hình GAINS – phần mềm mô hình hóa lan truyền ô nhiễm, dự báo ô nhiễm, xác định nguyên nhân ô nhiễm, xây dựng kế hoạch hành động ngắn hạn/trung hạn/dài hạn bảo vệ chất lượng môi trường, chủ động ứng phó sự cố môi trường và biến đổi khí hậu.

Tổng hợp từ báo Kinh tế & Đô thị

Để lại bình luận

xvideosgostosa coheteporno xxx neti XXX porno xxx video sesso xxx ไทย porno hindi porn