Theo một phân tích mới về dữ liệu vệ tinh của NASA do tổ chức Hòa bình xanh Ấn Độ và Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) thực hiện, mức độ ô nhiễm sulfur dioxide (SO2) trên toàn cầu đã giảm 6% vào năm 2019.
Theo báo cáo, trong năm 2019, lượng khí thải SO2 do con người tạo ra đã giảm ở cả ba quốc gia phát thải khí SO2 hàng đầu thế giới – Ấn Độ, Nga và Trung Quốc. Đây chỉ là lần thứ hai trong lịch sử các nhà nghiên cứu ghi nhận sự suy giảm chất ô nhiễm này.
Các nhà nghiên cứu đã nói rằng sự suy giảm này chủ yếu là do sự suy giảm trong việc sử dụng than. Dữ liệu vệ tinh của NASA tiết lộ rằng trong năm 2019, Ấn Độ đã thải ra 21% lượng khí thải SO2 toàn cầu, gần gấp đôi so với nước phát thải đứng thứ hai là Nga.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, các chính phủ phải ngay lập tức ngừng đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch và chuyển sang các nguồn năng lượng an toàn hơn nhưng đồng thời, họ cũng phải tăng cường các tiêu chuẩn khí thải và yêu cầu áp dụng công nghệ kiểm soát ô nhiễm khí thải tại các nhà máy điện và các nhà phát thải khí SO2 công nghiệp khác.
Avinash Chanchal, nhà vận động tại Greenpeace India cho biết: ‘Ở Ấn Độ, chúng tôi đã bắt đầu nhận ra việc giảm sử dụng than có ý nghĩa như thế nào đối với chất lượng không khí và sức khỏe.
‘Vào năm 2019, công suất năng lượng tái tạo được mở rộng, sản xuất than giảm và chúng tôi đã thấy chất lượng không khí được cải thiện tương ứng. Nhưng không khí của chúng ta vẫn còn xa, rất xa an toàn. Chúng ta phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng từ than đá sang năng lượng tái tạo, vì sức khỏe của chúng ta và nền kinh tế. ‘
Lauri Myllyvirta, nhà phân tích chính tại Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) cho biết thêm: ‘Những lượng khí thải được theo dõi bởi vệ tinh đang ảnh hưởng đến sức khỏe của hàng triệu người, nhiều người đã chết hoặc sức khỏe của họ bị tổn hại, cho thấy khẩn trương thực hiện các quy định về khí thải mạnh mẽ hơn và chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch.
‘Thật không may, ở một số quốc gia đứng đầu danh sách, như Ấn Độ, Mexico và Nam Phi, các chính phủ đã tiếp tục trì hoãn hoặc làm suy yếu việc thực hiện các chỉ tiêu khí thải, ngay cả khi đại dịch COVID-19 đáng lẽ đã cho các nước thấy về tầm quan trọng của sức khỏe hô hấp.’
Theo Air quality news
Để lại bình luận