Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT) Delhi đã phát triển một loại vải bông cải tiến có khả năng hấp thụ các chất ô nhiễm không khí có hại.
ZIF-8 @ CM Cotton và ZIF-67 @ CM Cotton hay được gọi là Zeolite Imidazolate Framework (ZIF) –các loại vải có chức năng biến đổi để hấp thụ hàm lượng cao các chất ô nhiễm không khí hữu cơ như benzen, anilin và styren từ không khí xung quanh.
Việc tiếp xúc lâu dài với những chất gây ô nhiễm như bụi, oxit nitơ, oxit lưu huỳnh, oxit cacbon và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi độc hại khác (VOCs) sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể gây ra bệnh hen suyễn, kích ứng mắt và cổ họng, bệnh tim mạch,…
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã chỉ ra chức năng của vải bông bằng ZIF MOFs (ZIF-8 và ZIF-67) có tiềm năng rất lớn cho các ứng dụng làm quần áo bảo hộ và kiểm soát ô nhiễm không khí trong nhà.
Những loại vải này có thể được sử dụng làm vải bọc (bọc ghế sofa, giường,…) để kiểm soát các chất ô nhiễm dạng khí mà không thể lọc bằng các thiết bị lọc không khí.
Ashwini Agrawal thuộc Phòng Kỹ thuật Dệt và Sợi, IIT Delhi cho biết: “Đặc biệt, chúng có thể được sử dụng trong không gian khép kín như nhà ở, văn phòng, rạp hát, máy bay và các phương tiện giao thông khác.
Vải có chức năng ZIF-8 được phát hiện hấp thụ tối đa 19,89 mg/g anilin, 24,88 mg/g benzen và 11,16 mg/g styren trên trọng lượng của vải.
Nhóm nghiên cứu cho biết, những loại vải này có thể được tái sinh dễ dàng bằng cách làm nóng vải ở 120°C và tái sử dụng mà không làm giảm khả năng hấp phụ của chúng trong một vài chu kỳ.
Sử dụng một kỹ thuật được gọi là sự tăng trưởng tại chỗ của các tinh thể nano ZIF-8 và ZIF-67 trên vải bông cacboxymethyl hóa bằng cách sử dụng phương pháp hoàn thiện hàng dệt nhanh chóng dựa trên nước, các nhà nghiên cứu tại IIT Delhi đã phát triển thành công một loại vải bông giá rẻ có khả năng hấp phụ VOCs nhiều hơn 400-600% so với vải bông thông thường.
Hơn nữa, những loại vải này rất chắc chắn và có thể chịu được ngay cả những điều kiện giặt tẩy khắc nghiệt. Chúng có thể được sử dụng nhiều lần và trong việc thiết kế các bộ lọc chức năng và các loại vải bọc ghế có tính năng kiểm soát ô nhiễm.
Học giả nghiên cứu Hardeep Singh của IIT Delhi, người đã thực hiện các thí nghiệm chi tiết để phát triển các loại vải này, cho biết các vật liệu xốp như than hoạt tính, zeolit và khung hữu cơ kim loại (MOFs) có khả năng hấp thụ VOC từ không khí.
Ông nói: “Các MOF có thể được tinh chỉnh để tạo ra các loại vải có khả năng kháng khuẩn, y sinh, lọc vật chất hạt, lọc nhiên liệu, bảo vệ chiến tranh hóa học và hấp thụ bức xạ UV. Đặc biệt ZIFs phù hợp hơn trong điều kiện của Ấn Độ”.
Dịch từ “ IIT Delhi researchers develop modified cotton fabric which adsorbs air pollutants”, The New Indian Express
Để lại bình luận