Trước khủng hoảng năng lượng, Trung Quốc có lý do chính đáng để tìm nguồn năng lượng thay thế nhằm mục tiêu giảm khí thải carbon từ năm 2030 và xuống tới 0 vào năm 2060.
Ngày 22.9, phát biểu tại Phiên thảo luận chung cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 75 được tổ chức theo hình thức trực tuyến, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố nước này đặt mục tiêu lượng phát thải carbon dioxide ở mức cao nhất trước năm 2030 và sau đó đưa về 0 trước năm 2060.

Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết cắt giảm khí thải carbon

Chủ tịch Trung Quốc lưu ý rằng Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đề ra lộ trình để thế giới chuyển đổi sang tăng trưởng xanh và tiến tới nền kinh tế carbon thấp, theo đó ông kêu gọi tất cả quốc gia “thực hiện các bước đi quyết liệt” tuân thủ thỏa thuận này.

Theo hãng tin Reuters, ông Tập không nói thông tin cụ thể, song tùy thuộc vào cách thức thực hiện chính sách này, động thái của Trung Quốc có thể hạn chế đáng kể nguồn tài chính cho các nhà máy nhiệt điện than ở các nước đang phát triển.

Sở dĩ Trung Quốc chấp nhận như vậy một phần là do họ đang chịu sức ép ngoại giao trong việc ngừng đổ vốn vào các dự án nhiệt điện than ở nước ngoài, nhằm đảm bảo những cam kết của Bắc Kinh trong việc giảm lượng khí thải carbon, đáp ứng các mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Hiện Trung Quốc là quốc gia có lượng phát thải carbon cao nhất trên thế giới, chiếm 25%.

Khỏi phải nói, các nước sau khi nghe cam kết từ Trung Quốc thì vỗ tay rào rào. Đặc phái viên về khí hậu của Mỹ John Kerry đã hoan nghênh tuyên bố của ông Tập, gọi đó là một đóng góp to lớn. “Chúng tôi đã nói chuyện với Trung Quốc một thời gian dài về vấn đề này. Tôi thực sự vui mừng khi nghe Chủ tịch Tập đã có một quyết định quan trọng”, ông Kerry nói thêm.

Ông Alok Sharma – Chủ tịch Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP26) – cũng hoan nghênh tuyên bố trên của ông Tập.

Và sau tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình thì Trung Quốc tự làm gương trước. Từ cuối tháng 9, Trung Quốc bắt đầu cắt giảm điện cung cấp cho các nhà máy. Họ có vẻ rất quyết tâm trong việc không đánh đổi lợi ích kinh tế bằng ô nhiễm môi trường.

Nhiều doanh nghiệp, trong đó có nhà cung cấp của Apple, Tesla tại khu vực đông bắc đã phải dừng hoạt động. Các nhà cung cấp của Apple còn đang lo đứt gãy chuỗi cung ứng khi chuẩn bị bước vào mùa sản xuất cao điểm một số mặt hàng như mẫu iPhone mới nhất. Tại Giang Tô, một tỉnh gần Thượng Hải với nền kinh tế lớn gần bằng Canada, các nhà máy thép đã đóng cửa và một số thành phố tắt đèn đường. Ở Chiết Giang, khoảng 160 công ty sử dụng nhiều năng lượng bao gồm cả các công ty dệt may đã phải đóng cửa.

Theo Bloomberg, gần một nửa địa phương của Trung Quốc đã vượt các mục tiêu tiêu thụ năng lượng do trung ương đặt ra và đang chịu áp lực hạn chế sử dụng điện. Những nơi ảnh hưởng lớn nhất là Giang Tô, Chiết Giang và Quảng Đông – bộ ba tỉnh công nghiệp, chiếm gần một phần ba nền kinh tế Trung Quốc. Các địa phương tại phía bắc cũng phải cắt giảm nhu cầu điện, nhất là khi mùa đông tại đây lạnh giá hơn dẫn đến nhu cầu sưởi ấm của người dân tăng cao.

Bloomberg phân tích cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc xảy ra một phần do nước này tự tạo ra. Về trước mắt, Chủ tịch Tập Cận Bình muốn có một bầu trời trong xanh tại Thế vận hội mùa đông ở Bắc Kinh vào tháng 2.2022. Đó sẽ là minh chứng cho cộng đồng quốc tế thấy rằng ông nghiêm túc trong việc khử carbon hóa nền kinh tế.

Nhưng Trung Quốc sẽ phải có một chiến lược dài hơi hơn để giải quyết bài toán khủng hoảng năng lượng trong bối cảnh họ không thể để tình trạng như hiện giờ kéo dài, các nhà máy cần phải có nguồn điện ổn định để sản xuất, nền kinh tế vẫn phải được hoạt động hết công suất… Trung Quốc có lý do chính đáng để tìm nguồn năng lượng thay thế nhằm mục tiêu giảm khí thải carbon từ năm 2030 và xuống tới 0 vào năm 2060.

Tóm tắt từ Thiên niên.net

 

Để lại bình luận

xvideosgostosa coheteporno xxx neti XXX porno xxx video sesso xxx ไทย porno hindi porn