Tác hại của các chất ô nhiễm đến sức khỏe con người

Sức khỏe và tuổi thọ của con người phụ thuộc vào độ trong sạch của môi trường không khí hàng ngày hít thở. Không khí là “nhu yếu phẩm” mà con người cần đến thường xuyên liên tục trong suốt cuộc đời. Con người có thể sống đến 1 tháng mà không ăn, 1 tuần không uống nhưng chỉ kéo dài được 5 phút nếu như không hít thở. Dù không khí có sạch hay không thì quá trình hô hấp vẫn phải xảy ra, phổi và các cơ quan hô hấp sẽ hấp thụ các chất độc hại có trong không khí, tạo điều kiện cho chúng thâm nhập sâu vào cơ thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Dưới đây là những chất ô nhiễm, nguồn tác động của chúng đến sức khỏe và chỉ dẫn nồng độ an toàn trong không khí của tổ chức y tế thế giới (WHO).

Chất gây ô nhiễmNguồn tác động chínhTác độngChỉ dẫn của WHO
Carbon monooxit (CO)Khí thải động cơ, các hoạt động công nghiệpGây độc cho người khi hít phải, CO giảm khả năng vận chuyển ô xi trong máu và tăng áp lực lên tim và phổi10 mg/m3 (10ppm) trên 8 tiếng; 30 mg/m3 trên 1 tiếng (30,000 μg/m3)
Sulphur Dioxide (SO2)Một phần nhỏ từ các nguồn di động. Nhiệt và năng lượng sản sinh từ việc sử dụng than và dầu chứa sulphur, nhà máy sản xuất axit SulphuricGây trở ngại cho con người, SO2 tạo phản ứng với không khí tạo ra mưa a xít20 μg/m3 trên 24 tiếng 500 μg/m3 trên 10 phút
Bụi PM10Đất , bụi nước biển (oceanic spray), cháy rừng, đun nấu trong nhà, phương tiện, hoạt động công nghiệp, bụi hữu cơ từ thực vậtTăng khả năng ung thư, trường hợp tử vong, làm nghiêm trọng các bệnh hô hấp50 μg/m3 trên 24 tiếng 20 μg/m3 trung bình năm
Bụi PM 2.525 μg/m3 trên 24 tiếng

 

10 μg/m3 trung bình năm

Nitrogen Dioxide (NO2)Hiệu ứng phụ của nhiệt độ cao do đốt cháy nitrogen và oxygen trong khí thải xe máy, nhiệt và năng lượng sản sinh, nitric acid, chất nổ, nhà máy phân bónChất kích ứng, hình thành chất quang khói200 μg/m3 trên 1 tiếng đối với NO2 40 μg/m3trung bình năm
Chất quang ô xi hóa (O3; [PAN] và aldehydes)Được tạo ra từ phản ứng nitrogen oxides, hydrocarbons và ánh sángChất kích ứng, Chất quang ô xi hóa làm tổn hại vật chất, làm nghiêm trọng các bệnh đường hô hấp100 μg/m3 trên 8 tiếng
Chì (Pb)Chì và một số nhiên liệu thải ra từ phương tiện, lò nung chì, nhà máy pinẢnh hưởng phát triển trí tuệ của trẻ em và nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng khác0.5 μg/m3 trên 1 năm

Tác hại đến động vật

Tác hại của ô nhiễm không khí đến động vật cần được nghiên cứu kỹ hơn vì hai lý do sau:

Một là, lý do kinh tế đối với nghành chăn nuôi nói chung và quốc gia cũng như các hộ gia đình nói riêng. Hai là, lý do liên quan tới sức khỏe con người khi sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.

Các chất ô nhiễm xâm nhập vào cơ thể động vật có thể bằng con đường hô hấp hoặc con đường tiêu hóa (nước, cỏ, lá cây).

Tác hại đối với thực vật

Chất gây ô nhiễmTác động

SO2
Tạo mưa axit, làm cây trậm phát triển, vàng lá, chết cây với nồng độ cao
FloruaTích tụ ở lá cây, động vật ăn phải có thể bị ố răng, loãng xương
OzonLàm cây chậm phát triển
NO2Tương tự như SO2, tạo ra mưa axit
Hydro sunfua (H2S)Gây tác hại đối với sự phát triển của mầm, chồi cây.
Amoniac (NH3) và axit clohydric (HCl)Làm ngưng trệ quá trình quang hợp và gây bệnh bạc lá, cháy lá.
Khí hydrocacbon và cacbon monoxit (CO)Gây cháy mầm lá ở loài phong lan và hoa

Tác hại đến vật liệu

Ô nhiễm không khí gây tác hại lớn đối với các loại vật liệu như sắt thép, vật liệu sơn, sản phẩm dệt, vật liệu xây dựng … bằng các quá trình ăn mòn, mài mòm gây hoen ố và phá hủy.

Vật liệuChất gây ô nhiễm và tác hại
Kim loạiSO2: là tác nhân gây hoen gỉ mạnh với kim loại khi gặp thời tiết ẩm.

 

Bụi: Các loại bụi than, bụi xi măng chưa SO2 và vôi cũng có tác động tăng cường quá trình han gỉ.

Vật liệu xây dựngCO2, SO2 có tác hại rất lớn tới vlxd có nguồn gốc đá vôi.

 

Hiên tượng mưa axit (do SO2, NO2) cũng là một tác nhân hóa học gây ăn mòn các công trình, đặc biệt nguy hiểm đối với những công trình công cộng, di tích lịch sử.

Vật liệu dệtSO2 làm giảm độ bền dẻo của sợi vải.

 

Bụi làm cho quần áo chóng đen bẩn, chóng bị mài mòn.

Vật liệu điện tửBụi bám vào các thiết bị điện có thể gây chập, giảm khả năng tiếp xúc.

Hậu quả toàn cầu của ô nhiễm không khí

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động nhất của quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu và nguyên nhân không nhỏ trong đó là do ô nhiễm không khí.

  1. Hiệu ứng nhà kính:

Hiệu ứng nhà kính dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.Hiệu ứng nhà kính và khí nhà kính (GHG) có vai trò quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất, nếu không có hiệu ứng nhà kính thì nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất có thể sẽ chỉ là −23oC thay vì 15oC như ngày nay.

Hình 1. Hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực quang. Hơi nóng từ mặt trời xuống Trái Đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà kính ở bề mặt. Các khí nhà kính phổ biến bao gồm CO2, CH4, O3, halogen và hơi nước. Cùng với sự phát triển dân số và công nghiệp với tốc độ cao, CO2thải vào khí quyển cũng tăng theo. Rừng lại bị chặt phá quá mức, CO2đáng lẽ được rừng cây hấp thu lại không được hấp thu, nên lượng CO2ngày càng tăng, hiệu ứng nhà kính do đó tăng theo không ngừng.

  1. Suy giảm ozone ở tầng bình lưu:

Ozon (O3) là loại khí hiếm trong không khí gần mặt đất nhưng lại tập trung thành lớp dày ở những độ cao khác nhau trong tầng bình lưu, cách mặt đất khoảng từ 10 – 50 km ở những vĩ độ khác nhau. Ozon chia thành 2 loại: Ozon “tốt” và “xấu”

Ozon “tốt” nằm trên tầng bình lưu, có chức năng bảo vệ sinh quyển khi hấp 93-99% tia bức xạ có hại từ Mặt Trời (tia tử ngoại hay tia cực tím, tia UV). Ozon “xấu” khi chúng được phát hiện ở gần mặt đất do quá trình quang hóa các khí thải tạo ra, là loại khí độc hại đối với sinh vật và sự ô nhiễm của ozon sẽ tác động đến năng suất cây trồng ở mặt đất.

Hình 2.Tầng ozone ngăn cản bức xạ mặt trời chiếu xuống bề mặt trái đất.

Suy giảm tầng ozon là hiện tượng suy giảm lượng ozon trong tầng bình lưu, tác nhân là những hợp chất cacbon của clo và flo (CFC – chlorofluorocacbons) cũng như các chất hóa học gây suy giảm tầng ôzôn khác như tetraclorit cácbon, các hợp chất của brôm (halon) và methylchloroform.

Nghị định thư Montreal (1987) được ký kết với mục tiêu hạn chế và loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và sử dụng các tác nhân làm suy giảm tầng ozone.

  1. Mưa axit:

Nguyên nhân gây mưa axit có rất nhiều. Mưa axit có thể hình thành do sự phun trào của núi lửa, khói từ các đám cháy…Tuy nhiên, nguyên nhân trực tiếp nhất đến từ con người.

Cụ thể, con người dùng than đá, dầu mỏ là chất đốt. Trong quá trình đốt thì 2 nguyên liệu thiên nhiên này sinh ra một lượng lớn nhiệt và khí thải đó là lưu huỳnh và khí nitơ. Khi 2 loại chất hoá học này được thải vào không khí tạo thành phản ứng hoá học, tạo ra axit sunfuric (H2SO4) và axit nitric (HNO3).

Hai chất này sẽ lưu lại trên các đám mây. Khi trời mưa, H2SO4và HNO­ sẽ hoà tan với nước mưa và làm độ pH trong nước mưa bị giảm. Khi độ pH bị giảm xuống dưới 5.6 thì sẽ tạo nên mưa axit. Do độ pH lớn nên có thể hoà tan các loại bụi kim loại, ôxit chì… khiến nước mưa trở nên độc hại không chỉ đối với con người mà còn đối với vật nuôi, cây cối.

Hình 3. Quá trình diễn ra hiện tượng mưa axit

VCAP

Để lại bình luận

xvideosgostosa coheteporno xxx neti XXX porno xxx video sesso xxx ไทย porno hindi porn