Bản tin trong nước Quản lý chất lượng không khí

Cần làm gì để có thể kiểm soát được “sát thủ vô hình” ô nhiễm không khí?

Theo các chuyên gia, để có thể kiểm soát được ô nhiễm không khí, cần sự nỗ lực, chung tay phối hợp của các bộ ngành, địa phương. Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, xác định nguồn ô nhiễm, xác định nguyên nhân, trách nhiệm rõ ràng, phân bổ hợp lý các nguồn lực…

Ô nhiễm không khí là “sát thủ vô hình” gây thiệt hại lớn

Theo báo cáo môi trường quốc gia về môi trường không khí cho thấy, ô nhiễm không khí tại Hà Nội cũng như các tỉnh miền Bắc chủ yếu là ô nhiễm bụi PM2,5, – loại bụi được coi là tử thần trong không khí khi có thể đi sâu vào phổi, gây ra nhiều bệnh về hô hấp, tim mạch, đặc biệt là với đối tượng nhạy cảm như người già, trẻ em.

Người dân vẫn sử dụng mặc dù Hà Nội đã cấm dùng bếp than tổ ong từ năm 2021 (Ảnh: Văn Ngân/VOV.VN)

Nghiên cứu do quỹ Mirinda and Bill Gates tài trợ cho thấy, tỷ lệ tử vong ở Việt Nam năm 2018 do ô nhiễm môi trường là 71.000 người, trong đó 50.000 chết do ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí cũng gây ra thiệt hại lớn về kinh tế. Theo báo cáo môi trường quốc gia, thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người bao gồm các khoản chi phí: chi phí khám và thuốc chữa bệnh, mất ngày công lao động do nghỉ ốm, tổn thất thời gian của người nhà chăm sóc người ốm. Đa số người dân sau khi nghỉ ốm để điều trị bệnh hoặc có người thân bị ốm sẽ giảm khoảng 20% về thu nhập và sức khỏe so với trước khi bị bệnh.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Kinh tế Quốc dân, trong một nghiên cứu độc lập, đã ước tính thiệt hại của ô nhiễm không khí ở Việt Nam năm 2018 là từ 10,82-13,63 tỷ USD (tương đương từ 240.000 tỷ đồng) trở lên, tương đương 4,45%-5,64% GDP năm 2018. Thiệt hại do ô nhiễm không khí được tính trên cơ sở đo lường tổng thu nhập bị mất do chết trước tuổi kỳ vọng vì ô nhiễm không khí và đo lường mức độ chi trả của xã hội cho giảm rủi ro tử vong từ ô nhiễm không khí.

Trước những thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra, Luật Bảo vệ môi trường 2022 đã đề ra nhiều công cụ kiểm soát môi trường không khí, trong đó quy định quốc gia và các địa phương phải có Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí. Đây được coi như là công cụ tổng thể nhằm quản lý, kiểm soát chất lượng môi trường không khí tại Việt Nam. 

Liên quan đến nội dung này, ông Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam nhận định, ô nhiễm không khí là “sát thủ vô hình”, bởi chưa thấy ngay tác hại và khó nhìn thấy về mặt trực quan. Việc đo lường chất lượng không khí phải dùng đến các công cụ phức tạp. Hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe con người phải lâu về sau mới thấy tác hại.

TS. Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam (Ảnh: Văn Ngân/VOV.VN)

“Hiện nay nhiều người còn nhận thức chưa tới. Nhận thức của người lãnh đạo tốt thì việc khó cũng thành công, nhưng không phải lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng hiểu điều đó. Đâu đó ở các địa phương vẫn có tinh thần hy sinh môi trường để phát triển kinh tế, không đúng tinh thần của Đảng, Chính phủ. Ngoài ra khung pháp lý còn chưa đầy đủ, là rào cản cho việc quản lý ô nhiễm không khí”, ông Hoàng Dương Tùng thẳng thắng chia sẻ và nhấn mạnh sự cần thiết của Kế hoạch Bảo vệ môi trường không khí cấp quốc gia, cấp tỉnh. Hiện việc ô nhiễm không khí đang diễn ra trên cả nước đòi hỏi một chính sách cụ thể để cải thiện vấn đề này.

Theo Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam nhận định, việc ô nhiễm không khí đã được đề cập đến trong nhiều báo cáo của địa phương, các bộ ban ngành cấp tỉnh, cấp quốc gia và cũng có nhiều hành động để cải thiện vẫn đề này nhưng chưa đạt được hiệu quả mong muốn.

“Ô nhiễm không khí có rất nhiều nguyên nhân như từ công nghiệp, ô nhiễm từ giao thông, ô nhiễm từ sinh hoạt…Qua Luật bảo vệ môi trường chúng ta cần có 1 tinh thần quyết liệt hơn nữa trong việc bảo vệ môi trường. Quan trọng cấp thiết nhất là cần nắm rõ các nguồn gây ô nhiễm, cơ sở gây ô nhiễm để từ đó có chính sách cụ thể. Qua Kế hoạch Bảo vệ môi trường không khí cũng góp phần nâng cao ý thức của người dân, của doanh nghiệp chung tay bảo vệ môi trường. Tôi tin rằng với kế hoạch này chúng ta sẽ góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí một cách triệt để”, ông Hoàng Dương Tùng chia sẻ.

Giải pháp nào để kiểm soát được ô nhiễm không khí

Theo ông Lê Hoài Nam, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, sau khi Luật Bảo vệ Môi trường 2020 được ban hành, trên cơ sở Kế hoạch bảo vệ môi trường không khí quốc gia được chính phủ phê duyệt, Bộ TN&MT đang triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ các địa phương xây dựng kế hoạch, Bộ đã ban hành hướng dẫn kỹ thuật, để các địa phương tỉnh thành trên cả nước căn cứ vào đó xây dựng hệ thống kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm không khí.

Ông Lê Hoài Nam, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ảnh: Văn Ngân/VOV.VN)

Hiện nay trên cả nước có 9 địa phương đã xây dựng kế hoạch quản lý kiểm soát chất lượng không khí và 19 địa phương đang xây dựng dự án kiểm soát chất lượng không khí.

Để có căn cứ thực hiện đồng bộ hơn nữa việc cải thiện không khí trên cả nước và địa phương, theo Kế hoạch ban hành, Bộ TN&MT đã thực hiện rà soát và ban hành nhiều văn bản, hướng dẫn, quy định, nguyên tắc để các địa phương thực hiện tốt hơn công tác quản lý môi trường.

“Nguyên nhân ô nhiễm không khí ở Việt Nam chủ yếu là do công nghiệp, giao thông, dân sinh,…Để kiểm soát tốt hơn ô nhiễm không khí từ công nghiệp Bộ TN&MT đã rà soát sửa đổi kỹ thuật quốc gia về chất lượng công nghiệp để các đơn vị lấy đó là thước đo. Để kiểm soát tốt hơn về khí thải từ các nguồn ô nhiễm di động cụ thể là các phương tiện cơ giới như ô tô, xe máy, Bộ TN&MT đã ban hành tiêu chuẩn khí thải trên toàn quốc. Bên cạnh đó, Bộ TN&MT cũng đang tiến hành rà soát thực tế để từ đó đưa ra những sửa đổi, bổ sung để trình Chính phủ sửa đổi Nghị định mới”, ông Lê Hoài Nam cho hay.

Về quản lý chất lượng không khí, ông Lê Hoài Nam cho biết, Bộ TN&MT đã ban hành quy chuẩn về quản lý không khí cấp quốc gia sẽ có hiệu lực từ 1/9/2023

Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn cũng thực hiện nghiêm các biện pháp quan trắc. Hiện Bộ TN&MT đang thực hiện dự án bổ sung 18 trạm quan trắc ở 16 tỉnh trên cả nước để giám sát không khí.

Trong thời gian qua, theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ TN&MT cũng đã thực hiện quy hoạch quan trắc quốc gia. Hiện mạng lưới quan trắc quốc gia đang được thực hiện theo hướng bổ sung tăng các trạm quan trắc, tập trung vào các vùng kinh tế trọng điểm, vùng quan trọng trên cả nước.

Về việc giảm thiểu phát thải khí thải, Bộ TN&MT đã tăng cường giám sát các doanh nghiệp về khí thải. Hiện có 600 trạm quan sát phát thải, khí thải của các doanh nghiệp được cài đặt và kết nối thông tin trực tiếp với Bộ. Từ đó, Bộ TN&MT nắm chắc thông số và lượng khí thải, phát thải của từng doanh nghiệp, và nếu có vấn đề, có sự cố xảy ra Bộ cũng có thể chủ động kiểm soát và khắc phục.

Về vấn đề phối hợp quản lý khí thải liên tịch liên vùng đã được nêu rất rõ trong Luật bảo vệ môi trường 2020. Đây là việc quan trọng và phù hợp. Luật đã quy định cụ thể các tỉnh cần có những văn bản, quy chế riêng để bảo vệ môi trường, kiểm soát chất thải, khí thải. Tuy nhiên có những ô nhiễm liên vùng liên tỉnh thì cần phải được xử lý cấp quốc gia. Đây cũng là nội dung chúng tôi quan tâm và đã trình đề án để Chính phủ phê duyệt trong thời gian tới đây.

Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường cho rằng, công tác quản lý chất lượng không khí đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Việt Nam là nước đang phát triển, mục tiêu hiện tại vẫn là trở thành đất nước công nghiệp. Từ thực tế đó, rõ ràng là các nguồn phát thải nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng theo đà tăng lên. Từ đó, công tác quản lý chất lượng không khí cũng khó khăn theo. 

Ngoài quản lý, kiểm soát chất lượng không khí, cần phải chuyển đổi sang các ngành công nghiệp thân thiện môi trường. Tuy nhiên, theo ông Nam điều này đòi hỏi nguồn lực, khoa học công nghệ và nhân lực rất lớn. Do điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay, đầu tư cho bảo vệ môi trường còn hạn chế.

Bên cạnh đó, nước ta đang tiếp nhận các ngành công nghiệp sử dụng nhiều tài nguyên, năng lượng. Các ngành sử dụng năng lượng hoá thạch là chủ yếu, dẫn đến phát thải tăng.

“Nếu muốn cải thiện chất lượng không khí, cần có sự hợp tác của các ngành, nếu chỉ một số ngành thì không giải quyết được. Ngoài ra, đây không chỉ là vấn đề ở trung ương, mà còn cần sự góp sức ở địa phương nữa. Với những khó khăn, thách thức đã được nêu ra từ các chuyên gia, chúng ta cần có những giải pháp thiết thực để giải quyết các vấn đề, thúc đẩy cải thiện chất lượng môi trường không khí tại Việt Nam. Hiện tại, chúng ta đã có Luật Bảo vệ Môi trường 2020, Kế hoạch bảo vệ môi trường không khí quốc gia. Tuy nhiên, từng đó thôi chưa đủ, cần phải có những giải pháp cụ thể hơn”, ông Lê Hoài Nam thẳng thắn chỉ ra.

Cùng quan điểm, TS Hoàng Dương Tùng cho rằng: “Ô nhiễm không khí không phải là vấn đề của riêng mỗi địa phương. Việc ứng dụng chuyển đổi số là cơ hội lớn, nếu thực hiện, chúng ta sẽ nắm được thông tin dữ liệu cần thiết, xác định nguồn ô nhiễm, xác định nguyên nhân, trách nhiệm rõ ràng, phân bổ hợp lý các nguồn lực. Từ đây, sự tham gia vào cuộc của đơn vị, cộng đồng cũng mở rộng. Đây là cơ hội vàng, biến cơ hội thành việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường”.

Theo VOV

xvideosgostosa coheteporno xxx neti XXX porno xxx video sesso xxx ไทย porno hindi porn