Đại dịch coronavirus đang khiến cho các hoạt động công nghiệp trên thế giới bị ảnh hưởng và ngưng trệ. Tuy nhiên, hình ảnh vệ tinh từ Cơ quan Vũ trụ châu Âu lại cho thấy chính điều này đã góp phần tạm thời cắt giảm mức độ ô nhiễm không khí trên toàn thế giới,
Thông tin từ vệ tinh Sentinel-5P cho thấy trong sáu tuần qua, nồng độ nitơ dioxide (NO2) trên các thành phố và cụm công nghiệp ở châu Á và châu Âu thấp hơn rõ rệt so với cùng kỳ năm ngoái.
Monks, cựu chủ tịch ủy ban tư vấn khoa học về chất lượng không khí của chính phủ Anh, nói rằng việc giảm ô nhiễm không khí có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe dù chúng không có khả năng bù đắp sự mất mát Covvid-19 gây ra. Điều này dễ hiểu vì chất lượng không khí tốt có thể làm giảm sự lây lan của bệnh tật do ô nhiễm không khí cao gây viêm và giảm khả năng miễn dịch, khiến chúng ta dễ dàng bị tấn công bởi virus hơn.
Tổ chức Y tế Thế giới mô tả NO2 là một loại khí độc hại gây ra tình trạng viêm đường hô hấp nghiêm trọng ở nồng độ trên 200 . Các hạt bụi cũng có thể là một vectơ cho mầm bệnh, khiến các vấn đề sức khỏe hiện có trở nên trầm trọng hơn. WHO hiện đang điều tra xem liệu các hạt bụi trong không khí có thể là một vectơ lây lan Covid-19 và làm cho nó có độc lực cao hơn hay không.
Thống kê cho thấy, trong những thành phố giảm ô nhiễm lớn nhất đó là thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Thành phố 11 triệu dân này đóng vai trò là trung tâm vận tải lớn và là nơi có hàng trăm nhà máy cung cấp phụ tùng xe hơi và phần cứng khác cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo Nasa, nồng độ nitơ dioxide trên khắp miền đông và miền trung Trung Quốc đã thấp hơn 10-30% so với bình thường.
Hay như Italia, kể từ khi đất nước bị phong tỏa vào ngày 9 tháng 3, nồng độ NO2 ở Milan và các vùng khác ở miền bắc Italy đã giảm khoảng 40%. Đây là điều chưa từng thấy trước đây.
Ghi nhận tương tự tại Anh, các giám sát bên đường đã cho thấy mức độ ô nhiễm giảm đáng kể tại các điểm nóng như Marylebone ở London do hạn chế giao thông. Giao thông đường bộ chiếm khoảng 80% lượng khí thải nitơ oxit ở Anh.
Kết lại, đại dịch này là có thể chính là một hồi chuông cảnh tỉnh để tất cả chúng ta cần nhìn lại hướng đi cho tương lai của thế giới? Đến cuối cùng, chúng ta cần điều gì hơn: là Kinh tế hay Sức khỏe và sự phát triển của nhân loại?
Nguồn: The Guardian
Để lại bình luận