Để xử lý vấn đề rác thải nông thôn, từ năm 2015, tỉnh Thái Bình đã hỗ trợ mỗi xã một lò đốt rác trị giá 500 triệu đồng, các công trình phụ trợ do ngân sách đối ứng của xã. Đến nay, tỉnh đã xây dựng được 100 lò đốt rác thủ công.
Rất nhiều ưu việt cho một công trình lò đốt rác thuộc đề tài cấp tỉnh với giá bán 500 triệu đồng tuy nhiên, cho đến giờ, sau 4 năm tỉnh giao cho các địa phương vận hành và quản lý, lò đốt rác ở xã Thống Nhất, huyện Hưng Hà là một trong những lò ít ỏi còn duy trì hoạt động.
Tại những nơi có lò đốt rác bị hỏng, rác sinh hoạt được xử lý bằng cách đốt rác trực tiếp ngoài trời, thậm chí một đơn vị xử lý rác còn trộn lẫn rác thải công nghiệp da giầy để gia nhiệt cho quá trình đốt.
Chưa bàn đến chuyện lò hỏng có phải do lỗi của người sử dụng hay không? Thì có một điều mà ai cũng rõ về công nghệ xử lý khí thải của các lò đốt từ ban đầu là như thế này: Dùng nước vôi trong từ bể chứa – rồi phun từ trên xuống trong lòng ống khói. Việc sử dụng nước vôi trong phun từ trên xuống không thể xử lý triệt để ô nhiễm và đặc biệt là quá trình đốt rác sinh ra các chất khí độc hại như dioxin, furan. Với nhiệt độ đốt trong lò như thế cũng không đảm bảo cho quá trình xử lý rác.
Vậy nhưng, đại diện Sở Tài nguyên Môi trường của tỉnh vẫn một mực cam kết, khí thải từ lò đốt là đảm bảo môi trường.
Đúng là đốt rác trong lò, khí thải bay cao hơn nhưng có bay cao đến mấy thì những luồng khói màu đen thải ra – không có cách nào để che giấu.
Theo tiêu điểm tuần của chuyển động 24h VTV24 “lò đốt rác – xử lý hay phát tán ô nhiễm”.
Để lại bình luận