Ấn Độ có thể gây ô nhiễm không khí lớn bằng cách hạn chế khí thải từ nhiên liệu gia đình như gỗ, phân, than và dầu hỏa, phân tích mới do các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Berkeley và Viện Công nghệ Ấn Độ đã chỉ ra.
Loại bỏ khí thải từ các nguồn này – mà không có bất kỳ thay đổi nào đối với khí thải công nghiệp hoặc xe cộ – sẽ đưa nồng độ bụi mịn PM2.5 (không khí xung quanh) trung bình năm xuống dưới 40 – mức tiêu chuẩn chất lượng không khí của Ấn Độ. Giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu gia đình cũng có thể làm giảm khoảng 13% tử vong liên quan đến ô nhiễm không khí ở nước này, tương đương với việc cứu khoảng 270.000 người mỗi năm.
Nhắc tới ô nhiễm không khí người ta thường nhắc tới khí thải công nghiệp và khói từ xe cô nhưng ở nhiều vùng nông thôn trên thế giới, nơi điện và khí đốt khan hiếm, phần lớn ô nhiễm không khí bắt nguồn từ việc đốt sinh khối, như gỗ, phân bò hoặc tàn dư cây trồng để nấu ăn, sưởi ấm và đốt dầu hỏa để thắp sáng. Tính đến đầu năm 2016, gần một nửa dân số Ấn Độ phụ thuộc vào sinh khối làm nhiên liệu gia đình.
Ngoài việc tạo ra các khí nhà kính như carbon dioxide và methane, những nhiên liệu bẩn này còn thải ra các hóa chất và các hạt nhỏ khác có thể dính trong phổi và gây ra một loạt các bệnh, bao gồm viêm phổi, bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Năm 2015, nồng độ PM2.5 trung bình hàng năm của Ấn Độ là 55 , ở New Delhi – theo nhiều ước tính, thành phố ô nhiễm nhất thế giới – thường tăng vọt vượt quá 300 . Giảm thiểu hoàn toàn nhiên liệu sinh khối – có thể đạt được thông qua điện khí hóa và phân phối khí đốt sạch cho các vùng nông thôn – sẽ giảm ô nhiễm không khí trung bình hàng năm của Ấn Độ xuống 38 , ngay dưới Tiêu chuẩn Chất lượng Không khí Xung quanh Quốc gia của đất nước 40 . Mặc dù con số này vẫn vượt xa tiêu chuẩn 10 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhưng nó vẫn có thể có tác động mạnh mẽ đến sức khỏe của cư dân nước này.
Nhung Nguyễn
Tóm tắt từ Sourangsu Chowdhury, Sagnik Dey, Sarath Guttikunda, Ajay Pillarisetti, Kirk R. Smith, Larry Di Girolamo. Indian annual ambient air quality standard is achievable by completely mitigating emissions from household sources. Proceedings of the National Academy of Sciences, 2019; 201900888 DOI: 10.1073/pnas.1900888116
Để lại bình luận