Ngoài các khí độc hại như carbon monoxide, ô nhiễm không khí chứa các hạt nhỏ có liên quan đến các vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh tim mạch và hen suyễn. Hầu hết các nghiên cứu đã phân tích ảnh hưởng sức khỏe tiềm tàng của các hạt bụi lớn hơn (PM), chẳng hạn như các hạt có đường kính nhỏ hơn 2,5 μm (PM 2.5). Tuy nhiên, hiện nay, các nhà nghiên cứu đã ‘để mắt’ tới các hạt có đường kính nhỏ hơn 1 μm (PM1.0) – chúng thậm chí còn liên quan chặt chẽ hơn với bệnh tim mạch.
Để hiểu rõ hơn, một chiến dịch giám sát PM1.0 trên toàn quốc đã được thực hiện gần đây tại Trung Quốc. Zhaomin Dong, Maigeng Zhou và các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu từ 65 thành phố của Trung Quốc để xác định xem phơi nhiễm PM1.0 có tương quan với số ca tử vong không do tai nạn ở mỗi thành phố trong cùng khoảng thời gian hay không. Họ phát hiện ra rằng cứ tăng 10 g/m3 PM1.0, nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng 0,29%, cao hơn 21% so với rủi ro liên quan đến PM2.5 (0,24%). Các nhà nghiên cứu cho biết, PM1.0 mịn hơn có thể dễ dàng lắng đọng trong phổi và lưu thông hơn các hạt lớn hơn, điều này có thể giải thích các rủi ro sức khỏe gia tăng.
Tóm tắt từ báo cáo “Peng Yin, Jianping Guo, Lijun Wang, Wenhong Fan, Feng Lu, Moning Guo, Silvia B. R. Moreno, Ying Wang, Hao Wang, Maigeng Zhou, Zhaomin Dong. Higher Risk of Cardiovascular Disease Associated with Smaller Size-Fractioned Particulate Matter. Environmental Science & Technology Letters, 2020; DOI: 10.1021/acs.estlett.9b00735”
Để lại bình luận