Hình ảnh dữ liệu sử dụng điện do vệ tinh đo được. Ảnh: NASA

Châu Âu đang nhắm tới việc gửi một “nhóm vệ tinh chuyên dụng” vào không gian để theo dõi lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm không khí của nhân loại với độ chính xác cao.

Theo Science Times, Trung tâm vũ trụ Châu Âu và Tổ chức Khai thác Vệ tinh Khí tượng Châu Âu hiện đang làm việc với cơ quan Hỗ trợ Năng lực Giám sát và Xác minh CO2 của Châu Âu (CO2MVS) về lượng khí thải do con người gây ra. Trong một tuyên bố, người đại diện chương trình Copernicus cho biết các vệ tinh sẽ theo dõi hai loại khí nhà kính gây ô nhiễm không khí phổ biến nhất một cách chi tiết chưa từng có.

Vệ tinh theo dõi CO2 và metan

Theo thông báo, các vệ tinh sẽ xem xét các nguồn phát thải CO2 và metan riêng lẻ như các nhà máy điện và các cơ sở sản xuất nhiên liệu hóa thạch. Những vệ tinh này sẽ là một phần của Dịch vụ Giám sát Khí quyển Copernicus của Châu Âu.

Space.com cho biết CO2 là loại khí thải phổ biến nhất, chiếm gần 80% nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính. Nó được thải ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch và trong nông nghiệp. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 16% lượng khí thải toàn cầu, nhưng metan gây ảnh hưởng cao gấp 80 lần so với CO2 trong việc làm Trái đất nóng lên, khiến nó cũng trở thành một lý do đáng lo ngại.

Theo Independent, thông báo về chương trình giám sát vệ tinh mới được đưa ra khi các nhà lãnh đạo thế giới tập trung tại Glasgow cho hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 của Liên Hợp Quốc, hy vọng rằng các mục tiêu phát thải mới sẽ được đưa ra để ngăn nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng cao hơn 1,5 độ C so với trước cách mạng công nghiệp. Nó cũng ngụ ý rằng các quốc gia, tập đoàn và tổ chức không tuân theo các cam kết về khí hậu sẽ dễ dàng bị xác định.

Một vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo Trái đất. Ảnh: AFP

Copernicus và các tổ chức khác đang nghiên cứu trữ lượng phát thải khí nhà kính lần đầu tiên, dự kiến vào năm 2023. Tuy nhiên, những công nghệ mới sẽ được sử dụng trong lần đánh giá toàn cầu lần thứ hai vào năm 2028.

Các vệ tinh hiện tại

Theo chương trình Copernicus, các vệ tinh hiện tại cũng đang ghi lại những thay đổi về nồng độ CO2 trong khí quyển. Tuy nhiên, chúng chủ yếu đo đạc dao động tự nhiên trong chu trình carbon và không thể xác định các nguồn phát thải công nghiệp cụ thể.

Những vệ tinh này còn bao gồm ba vi vệ tinh hiện đang được doanh nghiệp Canada GHGSat sử dụng để phát hiện các nguồn phát thải khí metan. Chiếc đầu tiên của dự án được phóng vào năm 2016, và kể từ đó nó đã đánh giá thành công sự rò rỉ khí metan từ các hoạt động khai thác, giàn khoan dầu ngoài khơi và các cơ sở xử lý chất thải.

Theo các quan chức Copernicus, so với hệ thống vệ tinh đo lường hiện tại, những vệ tinh mới của Châu Âu sẽ cung cấp phạm vi bao phủ lớn hơn, độ phân giải tốt hơn và độ chính xác cao hơn.

Phó giám đốc Richard Engelen của Dịch vụ Giám sát Khí quyển Copernicus của Châu Âu cho biết họ đã thấy mức CO2 đang tăng nhanh hơn bao giờ hết kể từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp. Theo Engelen, ngày càng có nhiều vấn đề cấp bách đòi hỏi những hành động thực sự để giảm lượng khí thải lớn này.

Theo Báo lao động

xvideosgostosa coheteporno xxx neti XXX porno xxx video sesso xxx ไทย porno hindi porn