Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, một loạt quốc gia đã tăng cường ban hành chính sách khuyến khích người dân sử dụng phương tiện di chuyển thân thiện với môi trường. Thêm vào đó, Chính phủ các nước đã có kế hoạch cấm sử dụng xe xăng, dầu trong tương lai để đạt được mục tiêu trung hòa carbon. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển xe điện như một giải pháp di chuyển thân thiện với môi trường. Quốc gia tỷ dân với nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới đang chiếm lĩnh thị trường ô tô điện lớn nhất thế giới.

Doanh số bán xe khổng lồ

Xe điện chiếm 25% tổng lượng xe ô tô được bán ra tại Trung Quốc trong năm ngoái. Doanh số bán xe năng lượng sạch ở nước này đã đạt 5,67 triệu chiếc trong năm 2022, nhiều hơn 50% tổng lượng xe bán ra trên toàn cầu. Bloomberg dự báo Trung Quốc sẽ chiếm khoảng 60% trong tổng số 14,1 triệu xe điện bán ra trên toàn thế giới trong năm nay.

Doanh số các hãng xe điện tại Trung Quốc từ năm 2018 (Ảnh: Bloomberg).

Chính sách khuyến khích người dân sử dụng xe điện

Để người dân có thể quen và dần chấp nhận xe điện, sự phát triển cơ sở hạ tầng và các chính sách ưu đãi cũng đóng vai trò quan trọng.

Chính quyền Bắc Kinh đã có chương trình kéo dài suốt một thập kỷ nhằm hỗ trợ những người mua xe điện với khoản tiền lên tới 60.000 nhân dân tệ (khoảng 197 triệu đồng). Mặc dù chương trình trợ giá toàn quốc đã kết thúc vào năm 2022 nhưng chính quyền một số địa phương như Thượng Hải vẫn tiếp tục hỗ trợ người mua xe điện khoản tiền lên tới 10.000 nhân dân tệ (khoảng 32 triệu đồng).

Bên cạnh đó, Trung Quốc còn có rất nhiều chương trình ưu đãi thuế. Quốc gia này đã áp dụng chương trình giảm thuế 10% đối với các giao dịch mua xe năng lượng sạch có giá dưới 300.000 nhân dân tệ (khoảng 1 tỷ đồng) đến năm 2025, sau đó sẽ trở lại mức 5% vào năm 2026 và 2027.

Sự hỗ trợ trực tiếp của chính phủ đối với các hãng sản xuất xe điện cũng giúp nhiều doanh nghiệp được thành lập và hoạt động.

Dù có hơn 500 thương hiệu xe điện tham gia vào thị trường trong năm 2019, nhưng sự hỗ trợ này đã tạo nên những tên tuổi thành công như BYD. Công ty có trụ sở tại Thâm Quyến đã trở thành thương hiệu xe điện bán chạy nhất ở Trung Quốc, chấm dứt thế thống trị nhiều thập kỷ của Volkswagen, tập đoàn xe hơi lớn nhất nước Đức.

Không chỉ vậy, tại Trung Quốc, cơ sở hạ tầng dành cho xe điện dễ dàng tiếp cận với đại đa số dân cư. Các trạm sạc điện được chính phủ hỗ trợ đã làm giảm phí đối với người sử dụng xe điện. Tiêu chuẩn về sạc xe điện cũng thống nhất, nhờ các thỏa thuận với các hãng sản xuất. Nhờ vậy, người dân có thể sử dụng cùng một loại ổ sạc.

Trung Quốc, quốc gia sở hữu mạng lưới trạm sạc pin điện lớn nhất thế giới, đã lắp đặt thêm 649.000 trạm sạc công cộng chỉ tính riêng trong năm 2022, chiếm hơn 70% tổng số trạm sạc được cài đặt trên toàn cầu trong năm đó. Tính đến thời điểm cuối tháng 5/2023, Trung Quốc có 6,36 triệu trạm sạc xe điện, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới.

Hạn chế xe ô tô chạy bằng nhiên liệu hóa thạch

Ngoài những ưu đãi nói trên, chính quyền Bắc Kinh áp dụng một số hình phạt liên quan tới xe chạy bằng năng lượng ô nhiễm. Việc mua và sở hữu các chiếc xe chạy bằng xăng dần trở nên kém hấp dẫn hơn.

Nhiều thành phố Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp giảm ùn tắc giao thông bằng cách hạn chế số lượng xe ô tô di chuyển trên đường, thông qua hệ thống cấp biển số xe mới ở Bắc Kinh và hệ thống đấu giá ở Thượng Hải.

Biển số xe có giá trung bình khoảng 92.780 nhân dân tệ tại các cuộc đấu giá ở Thượng Hải. Các tài xế điện có thể dễ dàng lấy được biển số xanh lá cây thể hiện sự thân thiện với môi trường.

Trung Quốc còn áp dụng một hệ thống dành cho ngành công nghiệp ô tô từ năm 2017, trong đó thưởng điểm cho các hãng sản xuất chế tạo xe năng lượng sạch và phạt các hãng chế tạo ra các mẫu xe tiêu tốn nhiên liệu.

Xe điện đang được sạc tại một trạm sạc ở Liễu Châu, Trung Quốc (Ảnh: Bloomberg).

Những chiếc ô tô đến từ các hãng sản xuất có điểm số âm có thể bị loại khỏi thị trường. Để tránh bị trừng phạt, nhiều nhà sản xuất mua điểm từ các đối thủ có điểm số dương, như Tesla hay BYD. Tuy nhiên, mua điểm có mức giá rất cao.

Hãng sản xuất Chongqing Changan Automobile đã mất 4.000 nhân dân tệ lợi nhuận trên mỗi chiếc xe ô tô mà họ bán ra trong năm 2020 do phải mua điểm để tránh bị phạt.

Một số chính quyền địa phương ở Trung Quốc hiện nay cũng đã chuyển đổi giao thông công cộng và xe taxi thành 100% phương tiện chạy điện. Điều này khiến các doanh nghiệp xe điện như BYD hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định.

Nhờ tính cạnh tranh và tập trung vào thực thi, ngành công nghiệp xe điện đã đi từ một dự án chính sách công nghiệp ngách thành hệ sinh thái rộng lớn với sự tham gia phần lớn của doanh nghiệp tư nhân.

Tham khảo Dân trí

xvideosgostosa coheteporno xxx neti XXX porno xxx video sesso xxx ไทย porno hindi porn