Ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu có mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. Các chất khí nhà kính sinh ra từ hoạt động của con người thải vào bầu khí quyển làm cho trái đất nóng lên và làm biến đổi khí hậu thông qua hiệu ứng nhà kính.

Hiệu ứng nhà kính là gì?

Hiệu ứng nhà kính là một quá trình xảy ra khi các khí trong khí quyển Trái đất bẫy nhiệt (giữ nhiệt) của Mặt trời. Trong khí quyển của Trái đất tồn tại các khí có khả năng giữ nhiệt như hơi nước, cacbon dioxit CO2, metan, N2O,…những khí này được gọi là khí nhà kính. Bức xạ mặt trời khi đi vào khí quyển bị phản xạ trở lại khoảng 30%, phần còn lại bị khí quyển và bề mặt Trái đất hấp thụ. Chỉ một phần rất nhỏ lượng bức xạ từ bề mặt Trái đất có thể xuyên qua được lớp khí quyển để thoát ra ngoài không trung. Phần còn lại bị khí quyển hấp thụ và nóng lên rồi phát xạ trở lại bề mặt. Đó chính là “hiệu ứng nhà kính” của khí quyển.

Quá trình này làm cho Trái đất ấm hơn nhiều so với khi không có bầu khí quyển. Theo tính toán, nếu không có hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trung bình toàn cầu của bề mặt Trái đất sẽ là -18, nhưng nhiệt độ trung bình thực tế là 15, có nghĩa là hiệu ứng nhà kính đã làm cho Trái đất ấm lên rất nhiều. Hiệu ứng nhà kính tự nhiên đã góp phần duy trì sự sống trên Trái đất.

Con người đang tác động đến hiệu ứng nhà kính như thế nào?

Như đã tìm hiểu ở trên, hiệu ứng nhà kính là có lợi cho Trái đất, tuy nhiên các hoạt động của con người đã phát thải vào không khí lượng lớn các khí nhà kính làm biến đổi hiệu ứng nhà kính tự nhiên của Trái đất theo hướng xấu đi.

Các hoạt động tiêu thụ năng lượng hóa thạch như than và dầu sản sinh ra lượng carbon dioxide CO2 khổng lồ, ước tính 37 tỷ tấn năm 2018.

Khí thải từ hoạt động giao thông chứa CO, hydocacbon, nito oxit,… dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời xảy ra phản ứng quang hóa, sinh ra khí ozon. Ozon ở mặt đất là một khí có hại, khả năng gây ra hiệu ứng nhà kính gấp 3000 lần so với CO2.

Ngoài ra, một số chất khí thuộc nhóm halo-cacbon (CFC, HCFC) chủ yếu là do hoạt động của con người sinh ra, như chlorofluorocarbons (CFC-11 và CFC-12), hydro chlorofluorocarbons (HCFC) được sử dụng trong sản xuất các thiết bị làm lạnh và trong các quá trình công nghiệp khác. Sự có mặt của chúng gây ra lỗ thùng ôzôn tầng bình lưu.

Bên cạnh đó, lượng phát thải từ các nguồn không phải hóa thạch như phá rừng dự kiến sẽ tạo thêm gần 4,5 tỷ tấn khí CO2 cho năm 2018.

Hậu quả của việc thay đổi nhà kính khí quyển tự nhiên rất khó dự đoán, nhưng những tác động nhất định có thể xảy ra: nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng cao, biến đổi khí hậu, tăng mực nước biển, sa mạc hóa, tuyệt chủng một số loài sinh vật,…

Nhung Nguyễn

Để lại bình luận

xvideosgostosa coheteporno xxx neti XXX porno xxx video sesso xxx ไทย porno hindi porn