Bản tin trong nước Quản lý chất lượng không khí

Ngăn chặn tình trạng đốt rác tự phát, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường

Trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn, tình trạng người dân tự ý đốt rác thải diễn ra tràn lan ở các điểm tập kết rác, bãi đất trống, vỉa hè… gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân.

Tình trạng đốt rác thải tự phát vẫn tái diễn

Theo phản ánh của báo Hà Nội Mới, tại điểm tập kết rác thải ven quốc lộ 6 thuộc xã Đông Sơn (huyện Chương Mỹ), trong ngày 19/2, lửa bốc cháy ngùn ngụt, khói đen bao trùm cả đoạn đường khiến nhiều phương tiện lưu thông phải bật đèn, bấm còi cảnh báo.

Việc đốt rác tự phát tại điểm tập kết rác thải ở xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai) ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Ảnh: Hoàng Văn (Báo Hà Nội mới)

Trước đó, tại điểm tập kết rác thải tại xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai) tồn đọng khoảng 1.000 tấn rác cũng bốc cháy, khói âm ỉ khiến sinh hoạt của hàng trăm hộ gia đình gần đó bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Để hạn chế tàn tro và khói đen quẩn vào khu dân cư, người dân đã phải dùng máy bơm nước dập lửa, rắc vôi bột, men vi sinh khử khuẩn và phân công người canh gác.

Không chỉ đốt rác thải ở điểm tập kết, trên dọc tuyến đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông), hai bên đường gom Đại lộ Thăng Long (từ quận Nam Từ Liêm đến huyện Thạch Thất), đường 23B (địa phận xã Đại Mạch, huyện Đông Anh) và một số tuyến đường ở thị trấn Quốc Oai…; nhiều người dân, thậm chí cả công nhân môi trường sau khi quét dọn, thu gom lá cây, củi khô… đốt ngay trên vỉa hè, lề đường, gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.

Phân tích nguyên nhân tình trạng đốt rác thời gian qua, Phó Giám đốc Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai (đơn vị duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện Quốc Oai) Vũ Công Minh cho biết, những điểm tập kết rác xa khu dân cư, thuận lợi giao thông thường bị một số đối tượng chở rác thải công nghiệp (vải vụn, gỗ ép…) đến đổ trộm rồi đốt để tiêu hủy chứng cứ.

Còn Giám đốc chi nhánh Công ty cổ phần Đầu tư phát triển rau sạch Sông Hồng (doanh nghiệp phụ trách vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện Mê Linh) Lê Ngọc Dần cho hay, công ty nhiều lần bắt quả tang một số hộ kinh doanh phế liệu ở xã Tự Lập và xã Đại Thịnh đốt rác thải. Công ty đã gửi hình ảnh, thông tin người vi phạm về địa phương để tuyên truyền, giáo dục và xử lý…

Hai trường hợp đốt rác tự phát trên chỉ là ví dụ điển hình về tình trạng đốt rác thải gây ô nhiễm môi trường diễn ra trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Thực tế, ở nhiều nơi, không khó để bắt gặp người dân, thậm chí cả công nhân môi trường đốt rác thải tràn lan. Trong khi đó, công tác kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm của lực lượng chức năng gặp khó khăn do thiếu nhân lực, không có công cụ giám sát…

Tập trung nguồn lực để kiểm soát ô nhiễm

Để xử lý nạn đốt chất thải bừa bãi, hằng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tham mưu với UBND thành phố Hà Nội ban hành nhiều văn bản chỉ đạo. Đặc biệt, UBND thành phố đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND về việc tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động đốt rơm rạ, các phụ phẩm cây trồng và chất thải khác không đúng quy định nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường thành phố.

Hiện Hà Nội đang tập trung nguồn lực triển khai các giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí; kiểm soát các hoạt động có phát sinh khí thải, bụi trong thời điểm thời tiết giao mùa. UBND thành phố chỉ đạo các ngành, cấp tăng cường kiểm tra, giám sát, không để xảy ra tình trạng đốt rơm rạ, đặc biệt tại các khu vực gần quốc lộ, tỉnh lộ, sân bay Nội Bài.

Cùng với các biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động đốt rơm rạ, Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp danh sách các huyện có tỉ lệ đốt rơm rạ cao, gửi về UBND thành phố để đăng tải công khai trên Cổng Thông tin điện tử thành phố.

Mặt khác, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chủ trì, phối hợp với các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương tham mưu UBND thành phố cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ các mô hình sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế sử dụng rơm rạ làm nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời, góp phần tiêu thụ rơm rạ phát sinh sau thu hoạch.

Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, đề xuất các công nghệ phù hợp phục vụ việc thu gom, vận chuyển cùng các biện pháp để xử lý rơm rạ theo hướng thân thiện môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Trước thực trạng đốt rác tự phát đang diễn ra, các chuyên gia cho rằng, Hà Nội cần thực thi hiệu quả lệnh cấm đốt rác, phế phẩm nông nghiệp ngoài trời, hỗ trợ quản lý tốt hơn phế thải nông nghiệp và có các biện pháp giảm bụi đường phố; củng cố, thực thi các tiêu chuẩn kiểm soát khí thải xe máy, thúc đẩy giao thông công cộng và đẩy mạnh phát triển xe điện, có thể hình thành các khu vực kiểm soát phát thải (phát thải thấp) trong thành phố.

Bên cạnh đó, Thành phố cần xây dựng chiến lược quản lý chất thải bền vững để đảm bảo loại bỏ việc đốt rác ngoài trời, tăng tỷ lệ thu gom, phân loại, tái chế, thu hồi khí mê tan tại các bãi chôn lấp và tăng tỉ lệ làm phân hữu cơ; giải quyết nguồn phát thải amoni từ hoạt động nông nghiệp, sử dụng phân bón vô cơ và hoạt động chăn nuôi. Đây là một phần quan trọng trong kế hoạch quản lý không khí.

Đặc biệt, Hà Nội phải “thắt chặt” tiêu chuẩn phát thải cho các nhà máy điện và ngành công nghiệp, tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo, phù hợp với cam kết của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tại COP 26 về đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050; hỗ trợ giảm sử dụng than đá và sinh khối tại các làng nghề.

Để ngăn chặn đốt rác tự phát trên địa bàn huyện Quốc Oai, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quốc Oai Nguyễn Thị Thu Trang cho biết, đơn vị đã yêu cầu Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai tăng tần suất vận chuyển rác tại các điểm tập kết để hạn chế rác lưu cữu.

Ngoài ra, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện đang đề xuất UBND huyện hỗ trợ kinh phí cho các xã, thị trấn xây dựng lại những điểm tập kết rác có đầy đủ mái che, tường rào bảo vệ, hệ thống gom nước rác… nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và chống đốt rác.

Riêng tại điểm tập kết rác thải thôn Sài Khê (xã Sài Sơn), ngày 18-2 vừa qua, UBND huyện chỉ đạo UBND xã Sài Sơn dựng barie, lắp camera để kiểm soát hoạt động thu gom, vận chuyển rác, đốt rác phục vụ công tác phát hiện, xử lý vi phạm.

Còn lãnh đạo quận Hà Đông, các huyện Mê Linh, Chương Mỹ cho biết, sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường lực lượng tuần tra, giám sát ở những “điểm đen” đốt rác thải; đồng thời, thiết lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân để kịp thời ngăn chặn, xử lý đối tượng vi phạm.

Để chấm dứt hành vi đốt rác của một số công nhân môi trường, Trưởng phòng Quản lý chất thải rắn (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) Nguyễn Văn Quý cho biết, đơn vị đã yêu cầu các doanh nghiệp duy trì vệ sinh môi trường thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ, ý thức bảo vệ môi trường cho người lao động.

Trường hợp kiểm tra, phát hiện người lao động vi phạm, các doanh nghiệp phải có hình thức xử phạt nghiêm như hạ thi đua hằng tháng, trừ điểm chuyên cần; trường hợp vi phạm kỷ luật nhiều lần có thể thanh lý hợp đồng. Các quận, huyện, thị xã cần chỉ đạo cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ hành vi đổ trộm, đốt chất thải sinh hoạt… để xử lý theo quy định.

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ

xvideosgostosa coheteporno xxx neti XXX porno xxx video sesso xxx ไทย porno hindi porn