Nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc trường đại học Queensland (Úc), đại học Y tế công cộng và đại học Y dược tp.Hồ Chí Minh đăng trên tạp chí BMJ (British Medical Journal – Tạp chí y khoa Anh).

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm để xác định những thay đổi về mức độ hút thuốc lá thụ động tại nơi công cộng sau 5 năm kể từ khi khi lệnh cấm hút thuốc nơi công cộng được thực hiện tại Việt Nam thông qua định lượng nồng độ khói thuốc thụ động (SHS).

Ảnh: Internet

Các nhà khoa học đã tiến hành thu thập mẫu vào hai thời điểm: thời điểm năm 2003 (trước khi luật phòng chống tác hại thuốc lá được thực thi) và năm 2008 (5 năm sau kể từ khi thực hiện luật) tại khoảng 30 nhà hàng, quán ăn và quán cà phê ở các thành phố lớn của Việt Nam. Thông số PM2.5 được lựa chọn đặc trưng cho chỉ số SHS, được đo bằng máy TSI SidePak AM510 và Air Visual Pro

Kết quả

Nồng độ PM 2.5 trung bình của tất cả các địa điểm được theo dõi là 87,7 µg/m3 trong năm 2003 và 55,2 µg/m3  trong năm 2008. So sánh theo cặp cho thấy nồng độ PM 2,5 trong khu vực quan sát hút thuốc cao gấp ba và gấp đôi nồng độ ở khu vực không hút thuốc và môi trường ngoài trời. Sau khi điều chỉnh địa điểm và thời gian lấy mẫu, nồng độ SHS trong 5 năm sau khi thực hiện luật kiểm soát thuốc lá đã giảm khoảng 45%.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sự cải thiện chất lượng không khí ở những nơi công cộng tại Việt Nam thông qua việc giảm mức PM 2,5 và số người hút thuốc được quan sát. Tuy nhiên, cần thực thi nhiều hơn luật cấm hút thuốc để loại bỏ SHS ở những nơi công cộng ở Việt Nam.

Nhung Nguyễn


Toàn văn nghiên cứu:

http://dx.doi.org/10.1136/tobaccocontrol-2020-055753

Để lại bình luận

xvideosgostosa coheteporno xxx neti XXX porno xxx video sesso xxx ไทย porno hindi porn