Mumbai có hơn 11 vạn xe hơi cá nhân và 24 vạn xe hai bánh. File / Sameer Markande
Một nghiên cứu do Hệ thống Dự báo và Nghiên cứu Thời tiết Chất lượng Không khí của Ấn Độ (SAFAR) thực hiện đã tiết lộ ô tô đã trở thành nguyên nhân lớn nhất khiến chất lượng không khí xấu đi ở Mumbai. SAFAR cho biết mức độ đóng góp của PM2.5 từ khí thải phương tiện giao thông là 30,5% trong giai đoạn 2019-2020, tăng gần gấp 2 lần so với mức phát thải 16% trong giai đoạn 2016-2017. Các phát hiện nhấn mạnh tính cấp thiết cần phải loại bỏ các phương tiện cũ, thúc đẩy các phương tiện chạy bằng điện và thúc đẩy hệ thống vận tải hành khách công cộng.
Báo cáo Khảo sát Kinh tế của Maharashtra cho giai đoạn 2020-21 cho biết Mumbai chiếm 10,3% đăng ký xe của bang. Mật độ phương tiện của thành phố hiện là hơn 2.000 xe mỗi km, một dấu hiệu cho thấy tình trạng tắc nghẽn giao thông nhiều hơn và ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng hơn trong tương lai. Mumbai có khoảng 40 vạn phương tiện với 11,6 vạn xe hơi cá nhân và 24 vạn xe hai bánh.
PM2.5 là các hạt bụi mịn có kích thước đường kính dưới 2,5 miromet. Chúng đủ nhỏ để đi sâu vào phổi tới từng phế nang và thậm chí đi vào trong hệ tuần hoàn; gây ra các bệnh về phổi và tim mạch.
Nghiên cứu của SAFAR cho biết các ngành công nghiệp và lĩnh vực điện năng đóng góp khoảng 18% vào phát thải PM2.5, tiếp theo là 15% từ việc nấu nướng trong khu dân cư trong các hộ gia đình và khu ổ chuột.
Tiến sĩ Gufran Beig, giám đốc dự án nhà sáng lập và nhà khoa học cấp cao tại SAFAR, cho biết “Ngành giao thông vận tải đã cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ trong 5 năm với tư cách là ngành góp phần gây ô nhiễm PM2.5 ở Mumbai. Đây là sự kết hợp của cả việc gia tăng số lượng phương tiện ở Mumbai và tình trạng ùn ứ nhiều hơn tại các nút giao thông dẫn đến tắc nghẽn”.
Tiến sĩ Beig cho biết, so với Delhi, việc áp dụng CNG ở Mumbai ít hơn. Ông nói: “Phần lớn các phương tiện tiếp tục là xăng và dầu diesel.
Anumita Roy Chowdhury, giám đốc điều hành nghiên cứu và vận động, Trung tâm Khoa học và Môi trường, than phiền: “Thành phố đã không thể tận dụng hệ thống giao thông công cộng tổng thể cả về tàu điện ngầm và đường sắt ngoại ô,… để giảm sự phụ thuộc vào phương tiện cá nhân. ”
Tiến sĩ Sanjeev Mehta, một nhà nghiên cứu về phổi cho biết, “Các phương tiện thực sự đang “thổi” chất độc vào phổi của chúng ta. Một số nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra rằng phân tích chức năng phổi của những người sống trong vòng 1 km đường chính có dung tích phổi thấp hơn nhiều so với những người sống gần các con đường đại lộ. Thực hiện một nghiên cứu tương tự ở các thành phố lớn như Mumbai sẽ tạo ra những kết quả đáng sợ ”.
Theo Mid-day.com
Để lại bình luận