Nghiên cứu toàn cầu được thực hiện bởi các nhà khoa học Đại học bang Oregon (Hoa Kỳ) đăng trên tạp chí The Lancet Planetary Health Journal đã chỉ ra rằng tiếp xúc lâu dài với bụi mịn PM2,5 là tác nhân chính gây ra bệnh về tim mạch và tử vong mà không phụ thuộc vào mức thu nhập bình quân của mỗi quốc gia.

Trong khoảng thời gian 15 năm thu thập dữ liệu, 157.436 người trong độ tuổi từ 35 đến 70 tuổi tại 21 quốc gia đã được nghiên cứu, mỗi trường hợp được nghiên cứu trong 9 năm thì có 9.152 người bị bênh về tim mạch trong đó 4.083 trường hợp bị đau tim và 4.139 trường hợp bị đột quỵ.

Các nhà khoa học cho biết, 14% số ca mắc bệnh tim mạch trong nghiên cứu này có thể được quy cho phơi nhiễm với PM2,5. Họ nhận thấy, cứ tăng thêm 10 µg/m3 nồng độ PM2,5 tiếp xúc thì số ca mắc bệnh tim mạch tăng thêm 5%. Một loạt các yếu tố liên quan đến bệnh tim mạch như tình trạng hút thuốc, thói quen ăn uống và các bệnh lý tim mạch nền,… đã được tính đến.

Điều thú vị mà các nhà nghiên cứu phát hiện ra trong nghiên cứu này là rủi ro sức khỏe do PM2,5 ở các nước thu nhập thấp và trung bình gần giống như rủi ro ở các nước thu nhập cao và việc cải thiện chất lượng không khí có thể làm giảm rủi ro bệnh tật.

Perry Hystad, nhà dịch tễ học môi trường thuộc Đại học Khoa học và Sức khỏe Cộng đồng của Oregon State University cho biết: “Nếu bạn giảm nồng độ ô nhiễm không khí ngoài trời, bạn sẽ thấy lợi ích cho bệnh tim mạch. Điều tôi hy vọng – và đây thực sự là những gì đang xảy ra – là các nước đang phát triển có thể học những bài học này và áp dụng chúng và giảm thời gian cần thiết để đạt được một số thành công giảm thiểu ô nhiễm không khí này.”

“Có lẽ thay vì 30 năm, bạn có thể làm điều đó trong 10 năm.”

Nhung Nguyễn

Dịch từ “Air pollution is responsible for 14% of global cardiovascular events”, air quality news

Để lại bình luận

xvideosgostosa coheteporno xxx neti XXX porno xxx video sesso xxx ไทย porno hindi porn