Một nghiên cứu mới tại ba thành phố lớn của châu Phi đã phát hiện ô nhiễm không khí đã gia tăng ‘đáng kể’ trong 45 năm qua.

Không giống như châu Âu, châu Phi không được trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng giám sát chất lượng không khí, vì vậy các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu về tầm nhìn xa cho các thành phố thủ đô ở Ethiopia, Kenya và Uganda như một phép đo thay thế.

Họ đã phát hiện ra tầm nhìn xa bị giảm đáng kể kể từ những năm 1970, trong đó Nairobi cho thấy mức giảm lớn nhất (60%), so với Kampala (56%) và Addis Ababa (34%) – do phát thải bụi từ khí thải xe cộ và sản xuất năng lượng ngày càng nhiều hơn. Tương ứng, mức độ ô nhiễm bụi ở ba thành phố được ước tính đã tăng lần lượt 182%, 162% và 62% kể từ những năm 1970 đến nay.

Các chuyên gia của Đại học Birmingham đã công bố phát hiện của họ trong  Environmental Research Letters (tạp chí khoa học về môi trường). Hiện tại họ đang kêu gọi một cách tiếp cận có hệ thống để hiểu nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí ở đô thị Đông Phi – nhằm cho phép cải thiện chất lượng không khí song song với phát triển kinh tế bền vững trong tương lai.

Các nhà nghiên cứu đã so sánh sự thay đổi của ô nhiễm với tăng trưởng dân số và thống kê GDP – kết quả, khi GDP và dân số ở 3 thành phố nghiên cứu tăng thì lượng bụi cũng tăng theo đáng kể.

Họ cũng phát hiện ra các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng nhìn xa theo mùa. Tầm nhìn kém nhất trong những tháng mùa khô và rõ nhất trong những tháng mùa mưa. Tại tất cả các địa điểm nghiên cứu, khả năng nhìn xa cao hơn vào Chủ nhật – do lưu lượng xe cộ và khí thải công nghiệp giảm.

Nairobi, một thành phố ở phía đông của châu Phi

Đồng tác giả báo cáo, Tiến sĩ Ajit Singh cho biết: ‘Bằng chứng chỉ ra rằng chất lượng không khí xung quanh ở các khu vực châu Phi đô thị thường kém, do tốc độ đô thị hóa và tăng dân số cao dẫn đến xây dựng quy mô lớn, nhu cầu sử dụng năng lượng tăng, phát thải từ phương tiện giao thông và hoạt động công nghiệp.

“Ô nhiễm bụi là một mối quan tâm lớn ở Đông Phi vì ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe con người. Tuy có rất ít mạng lưới giám sát chất lượng không khí, dẫn đến ít dữ liệu trong dài hạn, nhưng khả năng nhìn xa được đo tại các thành phố lớn có thể được sử dụng như một đại diện cho ô nhiễm bụi.”

“Chúng tôi rất tự hào về công việc của mình ở Đông Phi và các kỹ thuật phân tích mà chúng tôi đã phát triển để nghiên cứu tại Nairobi, Kampala và Addis Ababa – chúng có thể được áp dụng tại các nơi khác trên thế giới, nơi hạn chế dữ liệu chất lượng không khí.”

Theo Air pollution rises ‘significantly’ in major African cities, airqualitynews.com

Để lại bình luận

xvideosgostosa coheteporno xxx neti XXX porno xxx video sesso xxx ไทย porno hindi porn