Tiếp xúc với ô nhiễm không khí có liên quan đến việc gia tăng sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, theo một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Tâm thần học của Anh.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ hồ sơ sức khỏe tâm thần của13.887 người từ 15 tuổi trở lên có liên hệ với các dịch vụ của South London và Maudsley NHS Trust (SLaM) từ năm 2008 đến năm 2013.
Mối quan hệ được xem xét giữa tần suất sử dụng dịch vụ sức khỏe tâm thần của bệnh nhân với nồng độ ô nhiễm không khí trung bình hàng quý tại địa chỉ cư trú của những người tham gia. Mức độ ô nhiễm không khí được ước tính bằng mô hình không khí với độ phân giải cao 20m x 20m.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cứ tăng 3g/m3 vật chất dạng hạt PM2.5 và tăng15g/m3 nitơ điôxít (NO2) thì nguy cơ phải điều trị nội trú tăng 11% và 18% tương ứng.
Kết quả cũng cho thấy rằng sự gia tăng PM2.5 và NO2 có liên quan đến việc tăng 7% và 32% nguy cơ yêu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng trong cùng thời gian.
Tiến sĩ Ioannis Bakolis, tác giả chính của nghiên cứu từ Đại học King’s College London cho biết: ‘Đã có bằng chứng liên kết ô nhiễm không khí với tỷ lệ rối loạn tâm thần, nhưng những phát hiện mới của chúng tôi cho thấy ô nhiễm không khí cũng có thể là một yếu tố nguy cơ chính làm tăng mức độ nghiêm trọng của rối loạn tâm thần đối với các bệnh nhân có sẵn bệnh lý tâm thần.
Đây cũng là một yếu tố rủi ro có thể được giảm thiểu, điều này cho thấy nhiều sáng kiến sức khỏe cộng đồng để giảm phơi nhiễm như vùng phát thải thấp có thể cải thiện kết quả sức khỏe tâm thần cũng như giảm chi phí chăm sóc sức khỏe cao do bệnh tâm thần mãn tính lâu dài gây ra.”
Theo các nhà nghiên cứu, nếu mức độ phơi nhiễm PM2.5 của người dân thành thị ở Vương quốc Anh chỉ giảm một vài đơn vị so với giới hạn khuyến nghị hàng năm của Tổ chức Y tế Thế giới (10 g/m3), điều này sẽ làm giảm việc sử dụng các dịch vụ sức khỏe tâm thần khoảng 2 %, do đó tiết kiệm hàng chục triệu bảng Anh mỗi năm cho chi phí chăm sóc sức khỏe liên quan.
Tóm tắt từ “Air pollution linked to increased use of mental health services”, Air quality news.
Nghiên cứu gốc:
Newbury, J., Stewart, R., Fisher, H., Beevers, S., Dajnak, D., Broadbent, M., . . . Bakolis, I. (2021). Association between air pollution exposure and mental health service use among individuals with first presentations of psychotic and mood disorders: Retrospective cohort study. The British Journal of Psychiatry, 1-8. doi:10.1192/bjp.2021.119
Để lại bình luận