Bản tin trong nước Các văn bản, chính sách Quản lý chất lượng không khí

Tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí trong thời điểm điều kiện thời tiết giao mùa cuối năm 2023

Bầu trời Hà Nội bao phủ bởi sương mù và khói thải ô nhiễm ngày 9/12/2023. Ảnh: Báo Thanh niên.

Trước thực trạng, kết quả quan trắc chất lượng không khí tại nhiều điểm thuộc mạng lưới quan trắc quốc gia trong thời gian gần đây cho thấy, tình trạng ô nhiễm bụi trong không khí tại một số địa phương khu vực các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là khu vực thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận đang có diễn biến xấu, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội. Mặt khác, do ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết giao mùa có nhiều biến động bất lợi, chênh lệch ngày, đêm về nhiệt độ, độ ẩm, hướng và tốc độ gió, bức xạ nhiệt,… trong không khí rất lớn cũng góp phần ảnh hưởng khả năng khuếch tán các chất ô nhiễm trong không khí, đặc biệt là bụi PM10 và bụi mịn PM2.5. Ngoài ra, tình trạng người dân đốt rác thải, đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp ngoài cánh đồng (đốt mở và phân tán) vẫn diễn ra rất phổ biến, thường xuyên trong nhiều năm mà chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu để ngăn chặn làm tăng thêm tình trạng ô nhiễm không khí, khói mù cho khu vực đô thị, dân cư tập trung. 

Ngày 24/11/2023, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Công văn số 4108/KSONMT-CLMT đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo, tập trung nguồn lực triển khai các giải pháp quyết liệt nhằm kiểm soát các hoạt động có phát sinh khí thải, bụi trên địa bàn tỉnh, thành phố và thực hiện một số nội dung nhằm tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí trên địa bàn.

Tại Công văn số 4108/KSONMT-CLMT, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung nguồn lực triển khai các giải pháp quyết liệt nhằm tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí trên địa bàn, trong đó tập trung vào các nội dung:

  1. Tăng cường tần suất quan trắc môi trường không khí định kỳ và quan trắc tự động; tính toán và công bố chỉ số chất lượng không khí AQI; công bố kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí; khuyến cáo người dân áp dụng ngay các giải pháp bảo vệ sức khỏe, đặc biệt với các nhóm đối tượng có hoạt động ngoài trời vào 5h-7h sáng và 14h-19h tối.
  2. Tổ chức kiểm tra, giám sát các nguồn thải khí thải (đặc biệt các điểm đốt mở như đốt rác thải, đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp; khu vực công trình xây dựng; nguồn điểm từ các cơ sở sản xuất công nghiệp); yêu cầu các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thực hiện nghiêm các biện pháp kiểm soát, bảo đảm xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, đặc biệt là các cơ sở có phát sinh nguồn bụi, khí thải lớn; đôn đốc, giám sát các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải lắp đặt quan trắc khí thải tự động và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định.
  3. Tiếp tục bố trí nguồn lực, tăng cường chỉ đạo, đôn đốc và giám sát các đơn vị trực thuộc nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường không khí, triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và Quyết định số 1973/QĐ-TTg ngày 23/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2021-2025. Các địa phương chưa xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh, khẩn trương tổ chức triển khai xây dựng Kế hoạch để ban hành thực hiện theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

Chi tiết nội dung Công văn số 4108/KSONMT-CLMT tại đây: /Data/files/20231124%20CV%20_KSONMT-CLMT%20gui%20So%20TNMT%20cac%20tinh%2C%20thanh%20pho%20don%20doc%20KSONMT%20KK_Signed.pdf

Theo Cục kiểm soát ô nhiễm môi trường

xvideosgostosa coheteporno xxx neti XXX porno xxx video sesso xxx ไทย porno hindi porn