Ngày 5 tháng 5 hàng năm là ngày hen suyễn thế giới – một ngày dành riêng để thúc đẩy nhận thức về một căn bệnh ảnh hưởng đến 5-10% dân số loài người. Hen suyễn là một tình trạng mãn tính khi đường dẫn khí vào phổi của một người dễ bị sưng hoặc viêm. Nó ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và thường bắt đầu trong thời thơ ấu. Ngoại trừ các nguyên nhân không được biết đến, các yếu tố di truyền, môi trường và nghề nghiệp đều có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh hen suyễn. Hen suyễn ảnh hưởng đến hơn 24 triệu người Mỹ, trong đó có hơn 6 triệu trẻ em.

Các triệu chứng của hen suyễn bao gồm thờ khò khè, tức ngực, ho và khó thở. Cơn hen thường đột ngột xảy ra khi tiếp xúc với các tác nhân.

Ô nhiễm không khí và hen suyễn

Có ai trong gia đình bạn bị hen suyễn không? Bạn đã bao giờ nhận thấy nếu các triệu chứng của họ, chẳng hạn như ho hoặc khò khè, trở nên tồi tệ hơn khi không khí bị ô nhiễm? Ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm ozone (O3) và bụi, có thể kích hoạt cơn hen suyễn và làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Các triệu chứng hen suyễn có thể bắt đầu một ngày sau khi tiếp xúc với ô nhiễm không khí ngoài trời và ô nhiễm không khí ngoài trời thậm chí có thể làm tăng độ nhạy cảm với các tác nhân gây hen suyễn khác, như vật nuôi, nấm mốc và mạt bụi.
Mặc dù hen suyễn là bệnh mãn tính, nhưng nó có thể được kiểm soát bằng cách uống thuốc và tránh các tác nhân làm các triệu chứng trầm trọng hơn. Thường xuyên theo dõi chất lượng không khí và mức độ của các chất ô nhiễm trong khu vực của bạn bằng Chỉ số chất lượng không khí (AQI) là một cách để làm điều này. Tương ứng với mỗi khoảng giá trị AQI, sẽ giúp bạn hiểu chất lượng không khí bên ngoài có thể có ý nghĩa gì đối với bệnh hen suyễn của bạn.
Hãy giảm thiểu phơi nhiễm ô nhiễm không khí của bạn và gia đình bạn bằng cách nhận biết chất lượng không khí!

Mở rộng: Tác động của ô nhiễm không khí tới sức khỏe

Ô nhiễm không khí gây ra các tác động trước mắt và lâu dài đối với sức khỏe của chúng ta. Khi tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm, chúng ta có thể gặp những triệu chứng ngứa mắt, chảy nước mắt, khô mắt, da bị ngứa, dị ứng, nổi mụn, khô mũi, ngạt mũi, ho hắt hơi,… Về lâu dài, ô nhiễm không khí có thể gây ra các bệnh về tim mạch; các bệnh liên quan đến hô hấp như viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi,…; đột quỵ; sinh non; ảnh hưởng đến quá trình phát triển và trí tuệ của trẻ;… Trẻ em, người già, người có bệnh lý nền là đối tượng dễ bị tổn thương nhất vì ô nhiễm không khí.

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm tác giả trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học quốc gia Hà Nội), Đại học Y Dược Hồ Chí Minh và các trường khác, trẻ nhỏ ở Tp Hồ Chí Minh có nguy cơ nhập viện vì nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính cao do không khí trong thành phố có nồng độ bụi mịn PM2.5 cao.

Thực tế cho thấy, việc nhập viện do các bệnh tim mạch ở Hà Nội, Quảng Ninh, Phú Thọ, đặc biệt ở những người trên 65 tuổi và vào mùa lạnh có liên mối liên hệ chặt chẽ đến việc tăng nồng độ khí SO2, nồng độ bụi mịn PM2.5 và PM1.0 trong không gian sống (Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Y tế Công cộng, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương và các trường khác).

Nhung Nguyễn

Tham khảo từ: Asthma & Your Health – Airnow và Thế hệ xanh

Để lại bình luận

xvideosgostosa coheteporno xxx neti XXX porno xxx video sesso xxx ไทย porno hindi porn