Ô nhiễm không khí ở làng nghề

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các làng nghề tái chế trong việc tận thu, tái sử dụng chất thải góp phần giảm một lượng lớn chất thải công nghiệp và sinh hoạt ra môi trường, nâng cao hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất và giảm giá thành sản phẩm.

Tuy nhiên, đa phần các cơ sở sản xuất tại các làng nghề tái chế có quy mô nhỏ, sử dụng những công nghệ lạc hậu, thiếu sự kiểm soát về sử dụng vật liệu đốt thiếu kiểm soát nên phát sinh nhiều khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí.

Làng nghề gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh vốn nổi tiếng với những sản phẩm gỗ tinh xảo được nhiều khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Thế nhưng, hoạt động sản xuất càng phát triển thì không khí ở khu vực này càng bị ô nhiễm. Bụi gỗ phát sinh trong các công đoạn như cưa, xẻ, bào, trộn lẫn cùng với những bụi sơn, dung môi phát tán ra không khí ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân.

Đi dọc quốc lộ 18 đoạn qua địa phận huyện Phong Khê nơi có nghề tái chế giấy, người đi đường cũng dễ nhận thấy không khí tại khu vực này luôn trong tình trạng mờ ảo như một lớp sương bao phủ. Đó là tại khu vực này có hàng trăm ống khói lớn nhỏ ngày đêm nhả khói đen thải trực tiếp ra môi trường mà không có bất kì sự kiểm soát nào.

Chuyên gia tư vấn môi trường Đào Nhật Đình phân tích về nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại các làng nghề tái chế :

“Cứ mỗi nhà máy sản xuất giấy nhỏ có một lò hơi. Tuy nhiên vì các lò hơi nhỏ, không có kiểm soát khí thải và họ đốt nhiều thứ gây ô nhiễm nhiều hơn. Làng nghề đúc nhôm, chất dùng để làm chất chảy nhôm chứa nhiều chì, bụi ra chứa chì. Chúng tôi khảo sát, đối với làng nghề nhôm, cái bụi đó tỏa ra khắp nơi trong làng, đâu đâu cũng có lượng chì”.

Ông Đình cũng cho rằng, hiện nay tại nhiều địa phương vẫn coi hoạt động sản xuất của các làng nghề là hoạt động nông nghiệp nên chưa kiểm soát khí thải. Trong khi đó, thu nhập của người dân phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động sản xuất xuất làng nghề, nếu chính quyền địa phương siết chặt quản lý khí thải thì có hàng nghìn người lao động có thể thất nghiệp.

Nguồn gây ô nhiễm khí thải tại các làng nghề của Việt Nam chủ yếu xuất phát từ vật liệu đốt thiếu kiểm soát và phát sinh trong các công đoạn sản xuất của làng nghề (Ảnh: vietnamnet)

GS.TS Hoàng Xuân Cơ- Giảng viên khoa Môi trường, Trường Đại học khoa học tự nhiên cho rằng, để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí làng nghề nói riêng và ô nhiễm không khí nói chung, trước hết cần phải xác định được đối tượng gây ô nhiễm và đối tượng chịu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí:

“Chúng ta cần phải có 1 đề tài nghiên cứu về ô nhiễm không khí làng nghề kĩ hơn, phân ra thành mấy loại và nghiên cứu cụ thể xem chất lượng không khí, khả năng khuyêch tán ra xa và ảnh hưởng đến sức khỏe ở mức độ nào, chắc chắn cho được những kết quả chính thống”.

Giải pháp nào để giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí tại các làng nghề? (Ảnh: vietnamplus)

Vậy giải pháp nào để giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí tại các làng nghề?

Giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí tại các làng nghề, cũng giống như nhiều vấn đề ô nhiễm khác là phải giải quyết tại nguồn, nơi xảy ra phát thải.

Chỉ khi, chủ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhận thức được, để đổi lại doanh thu hàng trăm tỷ mỗi năm của họ, thì có hàng trăm, hàng ngàn hộ dân sống trong làng xã của họ đang đánh cược sức khỏe, cuộc sống của mình bởi những cột khói đen bốc lên mỗi ngày, thì khi ấy, họ mới thay đổi.

Đổi mới công nghệ sản xuất và áp dụng các phương pháp xử lý khí thải tại các cơ sở sản xuất không chỉ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn giúp loại bỏ những công đoạn thủ công gây ô nhiễm môi trường. Nhưng để làm được điều này, ngoài sự sẵn sàng thay đổi của các chủ sản xuất, rất cần sự hỗ trợ về khoa học kĩ thuật từ các chuyên gia, tổ chức khoa học hay hiệp hội các làng nghề.

Với vai trò quản lý của mình, chính quyền địa phương phải là người hướng dẫn và kiểm soát hoạt động của các làng nghề, cũng cần phải có sự thay đổi. Trước hết là thay đổi cách nhìn nhận, coi hoạt động của các làng nghề là hoạt động sản xuất công nghiệp thay vì hoạt động nông nghiệp như trước đây. Thứ hai, chính quyền địa phương cần đổi mới tư duy, cách tiếp cận trong kiểm soát ô nhiễm không khí dựa trên quan điểm của kinh tế môi trường. Thực hiện những biện pháp kiểm soát lượng khí phát thải của các làng nghề không làm mất đi công ăn việc làm của người lao động mà là giải pháp phát triển kinh tế bền vững về lâu dài.

Giải quyết ô nhiễm bụi khí thải làng nghề nói riêng và ô nhiễm không khí nói chung không chỉ là vấn đề ngày một ngày hai, mà cần có một chiến lược, kế hoạch lâu dài, đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương.

Tóm tắt từ “Xóa ô nhiễm không khí ở làng nghề: Cần thay đổi tư duy quản lý”, Báo VOV giao thông

Để lại bình luận

xvideosgostosa coheteporno xxx neti XXX porno xxx video sesso xxx ไทย porno hindi porn